LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

GIẢI PHÓNG TAM KỲ

Sau khi bàn giao các vùng giải phóng cho địa phương quản lý, sáng 20.3 các đơn vị bộ đội chủ lực tham gia giải phóng Tiên Phước chia làm 3 mũi tiếp tục tiến về Tam Kỳ. Trong đó, Trung đoàn 31 và Trung đoàn 36 phụ trách mũi phía nam; Trung đoàn 1 theo mũi chính diện từ Tiên Phước xuống; Trung đoàn 38 tiến công theo mũi phía bắc từ Quán Rường vào, nhằm bao vây không cho địch chạy thoát về Đà Nẵng.


alt
Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31 đánh chiếm tỉnh đường Quảng Tín ngày 24.3.1975.

Đến sân bay Kỳ Nghĩa (Tam Ngọc, Tam Kỳ), Trung đoàn 36, Tiểu đoàn 10 (đặc công), Đại đội 3, Tiểu đoàn 15 (công binh) được giao nhiệm vụ chiếm giữ cầu Tam Kỳ và tiến đánh giải phóng Chu Lai. Các đơn vị còn lại phối hợp với bộ đội địa phương và các Đội công tác của thị xã đánh chiếm tỉnh đường Quảng Tín. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 24.3, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh tỉnh đường Quảng Tín. Tam Kỳ trở thành đô thị đầu tiên ở khu vực đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ được hoàn toàn giải phóng.
Ông Huỳnh Văn Hạnh - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 72 (đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) hiện đang ở tại số nhà 77 Nguyễn Thái Học, An Mỹ, Tam Kỳ bồi hồi kể, trước thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở huyện Tiên Phước, các đơn vị bộ đội địa phương phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực tổ chức đánh địch ở các xã vùng đông huyện Thăng Bình. Chúng buộc phải co cụm lại rồi tháo chạy, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta làm chủ trận địa, chia cắt liên lạc và ngăn không cho bọn chúng chi viện. Trước thời cơ đó, đêm 18.3 các Tiểu đoàn 70, 72, 74, Đại đội V12 Bắc Tam Kỳ và Bộ Tư lệnh tiền phương Tỉnh đội Quảng Nam do đồng chí Lê Hải Lý - Tỉnh đội trưởng Quảng Nam chỉ huy hành quân xuống vùng đông Thăng Bình.
Ngày 20.3 địch sử dụng 2 tiểu đoàn Cộng hòa, 2 tiểu đoàn Bảo an, 1 chi đoàn và 1 đội xe bọc thép chia làm nhiều hướng đồng loạt đánh vào các khu chợ Được - Hương Mỹ. Song trước sự hùng mạnh và dũng mãnh của Tiểu đoàn 72, quân địch thua tan tác, trận địa lại thuộc về quyền làm chủ của quân ta.
Ngày 22.3, Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 5 ra lệnh cho Tỉnh đội sử dụng toàn bộ lực lượng đang tác chiến ở vùng đông gấp rút quay vào phối hợp tiêu diệt quân địch ở phía đông thị xã Tam Kỳ. Đêm 22.3, Tiểu đoàn 72 sử dụng Đại đội 3 phối hợp cùng hỏa lực đánh sập cầu Kỳ Phú 2, sau đó rút về đóng quân ở thôn Vĩnh Bình, xã Kỳ Anh (nay là Tam Thăng, Tam Kỳ). Cùng ngày 23.3, Tiểu đoàn 72 phối hợp Đại đội V12 Bắc Tam Kỳ đánh chiếm trận địa pháo ở Núi Cấm và tiếp tục chiếm ngã 3 Kỳ Phú (nay là ngã tư Duy Tân - Phan Châu Trinh). Sau đó tiến thẳng ra ngã ba Nam Ngãi (nay là ngã tư Trần Cao Vân - Phan Châu Trinh) phối hợp cùng Trung đoàn Ba Gia (Trung đoàn 1, Sư đoàn 2) tiến đánh các cơ quan đầu não của địch.
alt
Bộ đội Phòng không bảo vệ bầu trời thị xã Tam Kỳ vừa được giải phóng.
Sáng ngày 24.3, các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực từ 3 hướng đồng loạt tấn công tỉnh đường Quảng Tín. Một mũi từ Tam Xuân (Núi Thành) ra, hướng thứ hai từ Kỳ Phú tràn lên, mũi còn lại từ sân bay Kỳ Nghĩa xuống cùng với lực lượng xe tăng từ Trà Cai tiến vào. Trước sức mạnh của lực lượng cách mạng, địch hầu như đã bỏ chạy gần hết, chỉ còn súng, mũ, áo quần và các phương tiện chiến tranh vứt bừa bãi trên các trục đường trong thị xã.
Tam Kỳ được giải phóng mà gần như không có tiếng súng. Tuy nhiên đến 15 giờ cùng ngày, địch dùng máy bay phản kích. Nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, quân và dân ta đã đánh trả quyết liệt. Bọn chúng thất bại thảm hại, quay đầu bay về hướng Đà Nẵng. Quân và dân Tam Kỳ nhanh chóng làm chủ hoàn toàn quê hương. Đặc biệt, tập trung kiểm soát không để xảy ra tình trạng cướp bóc, chú trọng ổn định tình hình an ninh chính trị, đảm bảo an toàn cho nhân dân.
Ông Trần Xuân Hợi, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 3, thuộc Tiểu đoàn 74 pháo binh, hiện ở tại khối phố 5, Phước Hòa (Tam Kỳ) cho biết, sau khi bàn giao cho địa phương quản lý, các đơn vị bộ đội chủ lực tiếp tục tiến về giải phóng các địa phương trong tỉnh. Trung đoàn 1, Trung đoàn 31 và Lữ 52 tiến quân dọc theo tuyến đường sắt; Trung đoàn 38 đi theo tuyến đường bộ Nam - Bắc; các đơn vị còn lại tiến quân theo tuyến đường ven biển. Tiểu đoàn 74 (Tỉnh đội Quảng Nam) được nhanh chóng điều ra giữ căn cứ Tuần Dưỡng; Tiểu đoàn 72 đóng quân chốt chặn tại ngã ba Kỳ Phú; Tiểu đoàn 70 tiến quân ra Bình Sa (Thăng Bình) để phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng Thăng Bình; Tiểu đoàn 11 chiếm giữ sân bay Kỳ Nghĩa. Các đại đội độc lập được phân công đóng quân theo thế chân kiềng để bảo vệ thị xã Tam Kỳ trong những ngày đầu giải phóng. Riêng Tiểu đoàn 74 làm nhiệm vụ kiểm soát tuyến đường 1 bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các lực lượng bộ đội chủ lực và các đoàn xe vận tải từ miền Bắc vào hỗ trợ giải phóng miền Nam.

Nguồn : NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Chiến dịch Tiên Phước - Phước Lâm

alt
       Quân giải phóng làm chủ Chi khu quân sự Tiên Phước.                  
Ảnh tư liệu

Ngày 10.3.1975, quân ta nhận lệnh đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu để mở màn chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Cùng thời gian này Quân khu 5 được giao nhiệm vụ đảm nhận đánh mở màn chiến dịch Tiên Phước - Phước Lâm nhằm phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm cùng các xã vùng Đông Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ, tạo thế bao vây uy hiếp tỉnh lỵ Quảng Tín. Sư đoàn 2 là đơn vị chủ công phối hợp với mặt trận Tây Nguyên và toàn chiến trường miền Nam tấn công quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm.
Địa bàn mặt trận kéo dài từ quận lỵ Phước Lâm đến Tam Kỳ, trong đó căn cứ Phước Lâm có 1 Tiểu đoàn Biệt kích, cứ điểm 211 án ngữ phía bắc bảo vệ quận lỵ Tiên Phước, phía đông có căn cứ Suối Đá gồm 1 Tiểu đoàn Bộ binh, 1 Đại đội Pháo binh và tăng thiết giáp ngụy, trên dãy Dương Con có căn cứ Chóp Nón.
Để chuẩn bị cho chiến dịch, cuối tháng 12.1974, Tiểu đoàn Công binh (Sư đoàn 2) được Tư lệnh Mặt trận giao nhiệm vụ làm công sự trận địa pháo và đường giao thông ở núi Vú Chị, Vú Em.
Qua hơn 2 tháng làm việc cật lực với hàng nghìn ngày công, tiểu đoàn làm được 6 trận địa pháo và hàng chục cây số đường từ hướng Sơn Cẩm Hà vào, sẵn sàng cho xe tăng của quân ta xuất kích và phục vụ công tác kéo pháo lên đồi.

Mặt trận được chia làm hai hướng: Phía bắc do Thượng tá Vũ Đình Nã - Sư đoàn phó làm chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn Trương Trung Thắng làm Chính ủy Mặt trận. Phía bắc được bố trí 3 trung đoàn, gồm Trung đoàn 31, Trung đoàn 38 và Trung đoàn 368 pháo binh cùng các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn 16, các lực lượng thông tin và Tiểu đoàn Vận tải, trong đó Trung đoàn 31 làm chủ công.
Phía nam do Đại tá Nguyễn Chơn - Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Mặt trận phụ trách, Chính ủy Sư đoàn Mai Thuận làm Chính ủy Mặt trận. Phía này, được bố trí Trung đoàn Bộ binh 1, Lữ đoàn 52, Trung đoàn 36, Tiểu đoàn 10 (đặc công). Ngoài ra, phía nam còn được tăng cường Trung đoàn 572 và Tiểu đoàn Vận tải.
Phía nam chia làm 2 hướng. Hướng bắc giao Trung đoàn 36 và Tiểu đoàn 10 (đặc công) đánh Phước Lâm, hướng đông giao Tiểu đoàn 8 (Lữ đoàn 52) đánh căn cứ Suối Đá, Trung đoàn 1 cùng 3 tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn 52 làm dự bị sẵn sàng đánh phản kích khi cần thiết. Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 31) đánh căn cứ 211, Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 38) được giao nhiệm vụ đánh đại đội địch ở Chóp Nón.

Đúng 5 giờ sáng 10.3 quân ta đồng loạt nổ súng tấn công. Đến 12 giờ cùng ngày giải phóng hoàn toàn cứ điểm 211, căn cứ Phước Lâm, Dương Con và Suối Đá. Nhận được tin các cứ điểm trên địa bàn bị thất thủ, địch trong quận lỵ Tiên Phước rối loạn, hoang mang bỏ chạy. Thừa thắng xông lên quân ta tiến thẳng về giải phóng quận lỵ Tiên Phước vào lúc 16 giờ cùng ngày.
Sau khi giải phóng quận lỵ Tiên Phước, chỉ huy mặt trận chuyển Trung đoàn 31 về đóng quân ở Suối Đá; Trung đoàn 38 chốt giữ đỉnh Dương Con; Lữ đoàn 52 rút ra làm dự bị cho Trung đoàn 1 sẵn sàng đánh địch phản kích từ hướng Tam Kỳ lên. Tuy nhiên, do bị các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp cùng đơn vị bộ đội chủ lực chốt chặn và đánh trả quyết liệt ở các cửa ngõ nên địch không thể phản kích được.
Sau 10 ngày củng cố đội hình, sáng 20.3 các đơn vị nhận lệnh tiến đánh giải phóng thị xã Tam Kỳ. “Rút kinh nghiệm từ những trận đánh trước đây ở Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức, lần này 
Tư lệnh mặt trận chỉ đạo đưa 10 khẩu pháo 122 ly và 18 khẩu pháo 85 ly lên các công sự trận địa pháo trên đỉnh núi Vú Chị, Vú Em. Đây là những địa điểm có ưu thế đã được Tiểu đoàn Công binh bí mật xây dựng từ mấy tháng trước.
Các khẩu đội pháo của ta đã tập trung hỗ trợ cho các mũi tiến đánh căn cứ Suối Đá và cứ điểm 211 (riêng căn cứ Phước Lâm không dùng pháo binh mà đánh theo kiểu đặc công). Từ trên cao các khẩu đội pháo của ta dễ bề kiểm soát, chủ động nã pháo yểm trợ các đơn vị bộ binh đánh chiếm các căn cứ của địch một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, lực lượng pháo binh của ta phải tháo rời các khẩu pháo để khiêng vác cho nhẹ, phần còn lại của khẩu pháo thì được lực lượng kéo lên đồi vào ban đêm và nhanh chóng lắp ráp phục vụ chiến dịch đúng kế hoạch và thời gian quy định”

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Những người chết không trẻ mãi


Ngày các chị các anh nằm xuống
vừa tuổi hai mươi
thôi cũng đành coi như một chuyến đi
về một thế giới khác


Làm sao nói được
thế giới ấy thế nào
những không gian ầm ào
những đường biên câm

Tắt phụt ngọn gió
rã rời từng mảnh vải dù
ong ong u u
những mắt nhìn xa vắng

Không màu mè không cao giọng
lặng im sờ sẫm lặng im
không hình hài
những bàn tay siết nhau không biết

Hai mươi nǎm ba mươi nǎm bốn mươi nǎm
tuổi chết dần hơn tuổi sống
những người chết già đi chầm chậm
đôi lúc họ quay về nhìn trần gian qua một lớp kính mờ.


Thanh Thảo

Gửi em ở cuối sông Hồng

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Tìm bố từ một bài thơ

LIỆT sĩ Nguyễn Quang Khẳng là chiến sĩ quân y Tiểu đoàn 16 (sau này là Tiểu đoàn 12) Sư đoàn 2, Quân khu 5.
Năm 1969, trong một lần đi công tác hậu cứ, ông hy sinh ở xã Điện Nam Bắc, Điện Bàn.
Do chiến tranh, thông tin không trùng khớp nên trong giấy tờ vẫn ghi là hy sinh ở chân đèo Đá Trắng thuộc xã Quế Hiệp, Quế Sơn (Quảng Nam).
Lúc đó, con trai liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng là Nguyễn Quang Thành mới 10 tuổi. Đến tuổi trưởng thành, nỗi nhớ và lòng yêu kính bố thôi thúc Nguyễn Quang Thành đi bộ đội. Tốt nghiệp trường Sĩ quan Hóa học, anh Thành xin về công tác ở Sư đoàn 2. Anh cũng đã tìm hiểu từ những đồng đội cùng đơn vị của bố, sau đó 3 lần lặn lội về Quế Sơn tìm hài cốt bố nhưng đều thất vọng.

alt
Cháu Nguyễn Thị Hồng Thạch xem các kỷ vật của ông nội - liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng.

Một ngày tháng 6.2007, người em con chú ruột anh Thành (cũng là bộ đội) đã mang về cho gia đình một niềm vui lớn. Trên báo Quân đội Nhân dân ngày 4.6.2007, trong mục tìm thân nhân liệt sĩ có đăng thông tin: Hội Cựu chiến binh xã Điện Nam Bắc (huyện Điện Bàn) phát hiện ngôi mộ vô danh trong khu vực giải tỏa ở thôn 2A. Di vật gồm có chiếc ví màu đen đã bị cháy sém, màu loang lổ, trong đó có tấm ảnh khá rõ nét 2 chiến sĩ bộ đội chụp chung và một bài thơ viết về Quảng Bình có thể đọc được những câu
“Súng ta giăng lửa trên cao/
Không cho quân Mỹ cướp vào chốn đây…
Vĩnh Linh quê mẹ thân yêu/
Câu ca chiến thắng sớm chiều rộn vang…”.


Người cháu thấy tấm ảnh giống bố mình nên đưa về cho bố và bác gái xem. Bà Nguyễn Thị Út - vợ liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng khi xem tấm ảnh đã bật khóc và nói: “Ông nhà tôi đây rồi!”.
Bà còn cho mọi người biết, chồng mình hồi ở nhà rất mê thơ, bài nào hay thường ngâm cho bạn bè nghe, nhất là thơ về quê hương.

Cả nhà tức tốc liên hệ với Hội Cựu chiến binh Điện Bàn, sau đó 2 con trai là Quang Khánh, Quang Thành cùng người chú khẩn khương vào Quảng Nam. Xã đội trưởng xã Điện Nam Bắc sau khi đưa gia đình thăm mộ liệt sĩ Khẳng trong nghĩa trang đã cho gia đình anh Thành xem toàn bộ di vật mà ông có trách nhiệm cất giữ. Mọi người càng biết ơn Hội Cựu chiến binh huyện Điện Bàn khi biết tấm ảnh trên ví rất nhỏ và cả bài thơ cũng nhàu nát đã được phóng to để đăng báo, nhờ thế mà gia đình dễ dàng nhận ra người thân. Người lái máy ủi ở công trình còn cho biết, khi máy ủi đến khu đất có mộ liệt sĩ thì trục trặc liên tục nên phải xuống kiểm tra, nhờ thế mà phát hiện hài cốt.
alt
Liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng (bên phải) trong di ảnh được tìm thấy cùng hài cốt.
Ảnh: HỒNG VÂN

Tuy khẳng định người được tìm thấy là bố mình, nhưng vì không có tên nên để chắc chắn, anh Thành quyết định nhờ dân quân xã đào chỗ đất cũ tìm được một mảnh xương sọ nhỏ còn sót lại bằng móng tay có dính sợi tóc xoăn của liệt sĩ. Anh gói cẩn thận mang ra Hà Nội xét nghiệm, cùng đi có người em ruột của liệt sĩ là bà Nguyễn Thị Khỉu.
Trở lại Hà Nội lấy kết quả, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi trung tâm tổ chức trang nghiêm việc bàn giao. Dự đoán đã đúng: AND trên mẩu xương được tìm thấy hoàn toàn trùng khớp với AND người em gái của liệt sĩ Khẳng. Cả nhà mừng ôm nhau khóc. Mẹ anh Thành mừng đến mức quýnh quáng té ngã đau ở vai nên không thể cùng con cháu vào Quảng Nam đón hài cốt.

Ngày bốc mộ trong nghĩa trang có Ban Chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến binh Điện Bàn, lãnh đạo và nhân dân xã Điện Nam Bắc. Mọi người thành kính tiễn đưa liệt sĩ về với gia đình. Cũng không khí ấy, tại nghĩa trang xã Xuân Ninh đã tổ chức  nghi thức trang trọng với hàng tiêu binh, nhân dân ra kín đường đón người con quê hương. Rất nhiều đồng đội của liệt sĩ Khẳng đã về dự lễ. Trước đó, Sư đoàn 2 đã hỗ trợ tiền đi lại để Nguyễn Thị Bích Đào - con gái liệt sĩ Khẳng, nhân viên phòng Tham mưu của đơn vị, lo việc cho bố (gia đình liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng có 4 người đều công tác ở Sư đoàn 2).
Trên bàn thờ gia đình, hiện có tấm ảnh liệt sĩ Nguyễn Quang Khẳng đã được tách riêng và tấm ảnh chung 2 người được tìm thấy trong ví. Tất cả các di vật cũng được thờ tự. Anh Thành còn kể rằng anh đã nhờ đăng báo tìm danh tính người chụp chung với bố nhưng từ ấy đến nay vẫn chưa có tin tức. Anh cũng muốn tác giả bài thơ về Quảng Bình mà bố anh lưu giữ và nhờ đó xác định được quê quán. Nếu tìm được, quả là một điều kỳ diệu nữa mà cuộc sống mang lại cho gia đình anh...

Nguồn : Baoquangnam

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

CÁC THƯỢNG TƯỚNG QĐND VN



Hình ảnh


Chu Văn Tấn - Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên
phong năm , quê Cao Bằng, dân tộc Nùng

Hình ảnh 
 Song Hào - Bộ trưởng LĐ - TBXH
 phong năm quê Nam Định

Hình ảnh 
 Trần nam Trung
phong năm, quê Quảng Ngãi




Hình ảnh 
 Trần văn Trà




Hình ảnh
 Đàm quang Trung
quê Cao Bằng - dân tộc Tày

Hình ảnh
Vũ Lập
quê Cao Bằng - dân tộc Tày


Hình ảnh 
 Hoàng minh Thảo
quê Hưng Yên

Hình ảnh 
 Hoàng Cầm - nguyên Tư Lệnh Quân khu 4
quê Hà Đông - Hà Nội


Hình ảnh
Thượng tướng Trần văn Quang

Hình ảnh
Thượng tướng Đinh đức Thiện

Hình ảnh
Lê quang Hoà
quê Hưng Yên

Hình ảnh
Nguyễn Minh Châu
quê Tây Ninh

Hình ảnh
Thượng tướng Bùi Phùng
Gia Lâm - Hà Nội

Hình ảnh
Thượng tướng Lê ngọc Hiền
quê Hà Đông - Hà Nội

Hình ảnh
Nguyễn hữu An
quê Ninh Bình

Hình ảnh
Phùng Thế Tài
quê Hà Tây


Hình ảnh
Vũ Lăng
quê Thanh Trì - Hà Nội

Hình ảnh 
 Phạm ngọc Mậu - nguyên Phó CNTC CT

(cha Thiếu tướng Phạm Ngọc Nguyên, quê Thái Bình)


Hình ảnh 
 Nguyễn nam Khánh
quê Bình Định

Hình ảnh
Đào đình Luyện - nguyên TTMT
quê Thái Bình


Hình ảnh 
 Đặng Vũ Hiệp


Hình ảnh 
 Nguyễn Chơn - nguyên Thứ trưởng QP
quê Đà Nẵng

Hình ảnh 
 Giáp văn Cương - Đô đốc TL QC Hải quân
quê Bắc Giang

Hình ảnh 
 Lê khả Phiêu
nguyên Tổng bí thư BCHTW Đảng

Hình ảnh 
 Nguyễn trọng Xuyên


Hình ảnh 
 Phạm Thanh Ngân - nguyên CNTC CT


Hình ảnh 
 Nguyễn Thế Trị

Hình ảnh 
 Nguyễn Văn Rinh
Hình ảnh
Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ QP
quê Nam Định


Hình ảnh
Nguyễn Văn Được - nguyên Thứ trưởng QP
quê Quảng Ngãi

Hình ảnh 
 Phan Trung Kiên - nguyên Thứ trưởng QP
quê Củ Chi - TP Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Nguyễn khắc Nghiên, quê Phú thọ
nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Thứ trưởng QP
Hình ảnh
 Bùi Văn Huấn - nguyên Phó CN TC Chính trị
quê Đồng Tháp




Hình ảnh
Đỗ bá Tị  - Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng QP
phong tháng 11 - 2011, quê Hà Đông - Hà Nội


Hình ảnh 
 Nguyễn Thành Cung, quê Tây Ninh
Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, phong 11.2011


Ngô xuân Lịch - Chủ nhiệm Tổng cục CT
phong  tháng 12 năm 2011, quê Hà Nam
Hình ảnh
 Trương Quang Khánh - quê Quảng Nam
Thứ trưởng QP



 Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ QP
phong tháng 12 - 2011, quêNinh Binh


Hình ảnh
Lê Hữu Đức -Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
phong 12 - 2011, quê Vĩnh Phú


  Hình ảnh
Nguyễn chí Vịnh - Thứ trưởng bộ QP
Phong 12 - 2011 (Con của Đại tướng Nguyễn chí Thanh, con rể của 
Trung tướngĐặng vũ Chính, con nuôi Đại tướng Lê Đức Anh)


Nguồn : PHONG VŨ

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Nổi lửa lên em

ƯỚC MƠ TRONG ĐÊM

 Photobucket

 

Đêm yên tĩnh là đêm nhiều nỗi nhớ
Đêm chuyển rung là đêm ở chiến trường
Đêm không sao, giăng đầy mơ ước…
Xích xe tăng nghiến nát tiếng bom rơi !

Gió cứ bay bay
vành mũ tai bèo như bàn tay áp lên vầng trán
nhưng đêm không thao thức bồn chồn…
Ta chỉ muốn đuổi giặc (như đã từng đuổi giặc) với hai bàn chân trần
Để cảm nhận rõ hơn đất quê hương mình đang rực cháy
Nhưng từ phút này đây, cả binh đoàn xáp trận
Bằng cả xe tăng, đại bác… hợp thành !

Những quả bom lade, bảy tấn,
Những pháo đài bay, siêu âm
Kẻ thù đã biết dùng cho cuộc chiến tranh hủy diệt
Thì lẽ nào chúng nó lại không biết dùng cho một cuộc tháo thân, trốn chạy
Cuộc tháo thân trốn chạy của bóng tối và đêm đen..
Ta cần hiện ra giữa ban ngày, là ánh sáng của mặt trời chói lọi..!

Đêm nay ra trận
Ôm khẩu AK và áp mình lên thành xe tăng đẫm ướt
ta chẳng còn nghe những tiếng thét xung phong bằng lời
nhanh hơn, nhiều hơn là sức nén lao qua họng pháo
mặt trận dồn lên phút chót chuyển rung.

Có điều lạ hơn
Sáp trận rồi mà lòng ai cũng thật thanh thản quá
Dẫu bom cứ rơi
Dẫu ý nghĩ cứ nhấp nhô về một ngày mai
Đất nước mình sẽ dõi vào những ngân hà, vũ trụ…
tìm ở trong đó
một tốc độ lớn hơn ánh sáng mặt trời
Cho hạnh phúc sinh sôi theo chiều dài mơ ước…

Gió cứ bay bay…
vành mũ tai bèo áp lên vầng trán
Những chớp lóe, bom rơi cũng không kịp đọng thành một nỗi cỏn con lưu trong tâm trí
mắt như muốn xé toạc màn đêm phía trước
Chờ một tín hiệu đỏ vút ngang trời
Cho những trận đánh giáp lá cà, đạp lên xác thù truy kích
Một tín hiệu của ngày vui hạnh phúc
sau tín hiệu tấn công..

Rồi mai sau, đời sẽ còn nhiều điều vui hơn
Nhưng những đêm truy kích giặc thù này với bốn bề bom rơi lửa cháy
Sẽ trở thành đêm nhiều nỗi nhớ không quên
Và ước mơ cũng từ đó sáng bừng lên !



TG: Kiều Anh Hương

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước

Ảnh chỉ mang tính minh họa


Nông Sơn - Trung Phước là một trong 3 “khu chiến” trong chiến dịch Thu - 1974. Chiến dịch diễn ra trên một trận địa có diện rộng vùng đồi núi tây Quảng Nam, từ Hòn Chiêng (Quế Sơn), đến An Hòa - Đức Dục (Duy Xuyên); từ Nông Sơn-Trung Phước của Quảng Nam kéo ra đến Thượng Đức (Đại Lộc) của Quảng Đà. Chiến dịch này nhằm tiêu diệt các căn cứ địch chốt sâu trong vùng giải phóng của ta ở Nông Sơn và Thượng Đức, câu chủ lực địch ra ứng cứu giải vây để ta có thể tiêu diệt, mở rộng và củng cố vùng giải phóng, uy hiếp căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng của địch từ phía tây nam.

Căn cứ Nông Sơn chốt chặn trên một đồi cao 298 mét bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây có mỏ than Nông Sơn được khai thác từ thời thuộc Pháp. Phía nam sông Thu Bồn là núi Cà Tang cao 462 mét, luôn có một trung đội địch từ Nông Sơn điều sang cảnh giới cho cả vùng rộng lớn hai bên bờ sông Thu Bồn từ Thạch Bích xuống đến quận Đức Dục. Cứ điểm chốt giữa vùng giải phóng của ta, địch gây nên rất nhiều khó khăn và gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác với nhân dân vùng giải phóng Hiệp Đức - Quế Sơn.

Tham gia ở khu chiến này có Sư đoàn 2 bộ binh do sư trưởng Nguyễn Chơn chỉ huy, có Trung đoàn pháo binh 572, Trung đoàn pháo cao xạ 573. Ngoài các hoạt động phối hợp chiến trường, lực lượng của tỉnh Quảng Nam có nhiệm vụ cùng bộ đội công binh mở con đường chạy ven dưới chân các chốt điểm của địch ở Hòn Chiêng, Động Mông, Đá Hàm.

Công binh Sư đoàn 2 có xe cơ giới cùng lực lượng của các Ban giao thông và nhân dân ngày đêm ban xúc, ủi đất đắp đường. Đường thông đến đâu thì hàng vận chuyển đến đó. Để che mắt địch, ta đưa một vài xe máy cày cày xới trên cánh đồng Sơn Khánh. Tiếng xe cày nổ ầm ầm hòa trong tiếng xe ô tô vận chuyển vũ khí rùng rùng vang động núi đồi làm cho dân trong vùng vui mừng và hy vọng một trận đánh lớn sắp diễn ra.

Phục vụ chiến dịch, Tỉnh ủy Quảng Nam đã huy động 460 cán bộ các ban ngành, đoàn thể tham gia. Đồng chí Hoàng Minh Thắng, Bí thư Tỉnh ủy phụ trách chung, đồng chí Đỗ Thế Chấp lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách học tập các chính sách của Đảng và Mặt trận để chuẩn bị tiếp quản Nông Sơn -Trung Phước. Cùng với tinh thần tiếp quản, đón tiếp dân xây dựng vùng giải phóng, Ban giao bưu của tỉnh chuyển Trạm Trà Linh xuống Thạch Bích, hình thành một tuyến đường giao liên mới từ Sơn Phúc đi Thạch Bích, rút ngắn đoạn đường, không phải mất 2 giờ đồng hồ đi thuyền trên sông Thu Bồn.

Thời gian đó, cán bộ Quảng Nam, Quảng Đà, thỉnh thoảng không phải xuống Phú Diên, Đồng Lùng lấy gạo mà đi ngược lên bến Trà Linh - Tân An gùi gạo về ăn. Mỗi chuyến đi, anh chị em còn được ăn những chiếc bánh B1, B2 của Trung Quốc viện trợ. Xe ô tô chạy giữa ban ngày không ngụy trang, thỉnh thoảng dừng lại một trạm đổ xuống mấy bao gạo trắng phân phát cho dân bám trụ. Từ những chuyến xe như thế bộ đội ta đưa được hàng trăm tấn vũ khí, lương thực vào tận khu chiến mà địch không hay biết.

Sáng 17-7-1974, trong lúc quân ta đang triển khai chiếm lĩnh trận địa thì địch đưa Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn 3 ngụy lên thay cho Tiểu đoàn biệt động 78. Theo kế hoạch quân ta nổ súng đánh địch ở vòng ngoài, nhưng đến tối 17-7, hai tiểu đoàn địch chưa bàn giao xong, lực lượng địch ở Nông Sơn tăng gấp đôi. 18 giờ, qua điện thoại trực tiếp, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu V Võ Chí Công gọi điện cho Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn hỏi địch tăng thêm một tiểu đoàn, quyết tâm của sư đoàn có thay đổi gì không? Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn trả lời, sư đoàn vẫn giữ nguyên quyết tâm. Địch tăng quân chỉ có khác là, đáng lẽ một hố chiến đấu diệt một tên địch thì bây giờ là hai tên. Địch càng đông càng dễ rối loạn. Tư lệnh và Chính ủy sư đoàn nhận định và quyết tâm, xem đây là lúc kẻ đi chưa thoát, kẻ đến chưa tường, là cơ hội đánh thắng địch. Song Sư trưởng Sư 2 vẫn lệnh cho Trung đoàn 38 điều một Tiểu đoàn dự bị cho trung đoàn 31 và giao khu mỏ than Nông Sơn cho lực lượng địa phương Quảng Nam đảm trách.

0 giờ 15 phút ngày 18-7, ta nổ súng diệt chốt điềm Cà Tang. Đến 6 giờ sáng ngày 18-7, ta đã quét sạch hệ thống chốt của bảo an, dân vệ, tề điệp. 16 giờ cùng ngày, tất cả các trận địa pháo của ta lại dồn dập nã đạn  vào cứ điểm địch. 16 giờ 30 phút, bộ binh xung phong tấn công vào chiếm lĩnh mục tiêu. 17 giờ 5 phút ngày 18-7-1974, lá cờ chiến thắng của Sư đoàn 2 giao cho Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31 được cắm trên nắp hầm chỉ huy cao điểm Nông Sơn. Hai tiểu đoàn quân ngụy bị tiêu diệt hoàn toàn, ngoài số bị giết, phần lớn bị ta bắt làm tù binh.

 Nguồn : Hồ Duy Lệ

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

CÁC ĐẠI TƯỚNG QĐNDVN



Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó Thủ tướng
quê quán: tỉnh Quảng Bình. Phong 1948

Daituong Nguyen Chi Thanh.jpg
Nguyễn Chí Thanh - Nguyên Chủ nhiệm  TC CT
 quê Thừa Thiên - Huế, phong 1959
                                                                                                                          
Văn Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng








Hoàng Văn Thái, nguyên Thứ trưởng Bộ  QP
nguyên TTMT, quê Thái Bình - phong năm 1980

 Lê Trọng Tấn, nguyên Tổng Tham mưu trưởng
quê Hà Tây - Hà Nội, phong  1984
     
Nguyễn Quyết, nguyên Phó chủ tịch nước
nguyên Chủ nhiệm Tổng cục CT - quê Hưng yên
                           
Đoàn Khuê, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng
quê Quảng Trị, phong 1990

  Phạm Văn Trà - Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng
quê Bắc Ninh, phong 2003

                                                   
Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng
quê  Mê Linh . Hà Nội,  phong 6. 7. 2007
                                                             
Lê Văn Dũng, nguyên Chủ nhiệm TC Chính trị
quê Gồng Trôm - Bến Tre, phong  6. 7. 2007
                                                        
Nguồn : Phong vũ