LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

CĂN NGUYÊN CỦA QUỐC NẠN NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM.



- Từ khủng hoảng lòng tin đến quốc nạn Ngoại cảm.
- Hệ thống quan lý nhà nước và các Bộ chủ quản cần kiên quyết ngăn chặn quốc nạn này bùng phát trở lại.
- Thân nhân liệt sỹ đang cố giữ chút lòng tin cuối cùng vào những động thái này của nhà nước.

-----

“Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khứ bạo.”

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn để cập đến vế thứ nhất trong hàm ý của danh nhân lịch sử - chính trị - Nguyễn Trãi đã nêu trong Bình Ngô Đại cáo năm 1428. “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” và cũng chỉ xin mạn đàm về hai chữ “an dân” và chính sách an dân.
Nhân nghĩa vốn là cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học - chính trị được hình thành và phát triển xuyên suốt ngàn năm lịch sử. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân.


Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, không chỉ bằng lời nói, những khẩu hiệu, những chủ chương, thông tư, thông tri hay các văn kiện ban hành, Mà nhân nghĩa ở đây là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước, cứu dân. Mục đích tối thượng là duy trì một xã hội phồn vinh. Cốt lõi chính là để bảo vệ hạnh phúc của nhân dân, thương dân, yêu dân và trọng dân. Bởi chính nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và là động lực quyết định cho sự hưng vong của một triều đại, một đất nước, một thể chế chính trị. Người dân phải được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, bi thương, khốn khó, u mê, bất hạnh. Nhất thiết người dân cần có được và đủ điều kiện để đặt niềm tin vào thể chế, vào chính sách an sinh xã hội. Muốn duy trì được điều này, cần phải hội tụ đủ cả hai yếu tố là Đức tin và lòng tin của dân thì quốc mới thái và lòng dân mới an, quốc gia mới hưng thịnh.

Lại xét về Đức tin:
Theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân ta luôn được nuôi dưỡng, được che chở, được an ủi bằng một đức tin cao cả, đức tin tối thượng đã trở thành Tín ngưỡng mang tính nhân dân. Đức tin ấy đã được lưu truyền qua hàng ngàn đời nay trong đời sống tâm linh của người Việt. Việt Nam vốn là một đất nước mà ở đó đời sống tâm linh của người dân là sự tổng hòa, sự pha quyện, đồng hành giữa ba tôn giáo lớn (Tam giáo đồng nguyên) đó là Phật giáo, Nho giáo và Tín ngưỡng dân gian. Sau này có thêm Thiến chúa giáo và một số giáo phái khác du nhập từ bên ngời, cùng đồng hành trong đời sống của người Việt ta.

Điểm lại những thời kỳ thịnh vượng nhất của đất nước với những thăng trầm của lịch sử dân tộc đều gắn liền với thịnh suy của đức tin tôn giáo. Bời đó chính là nguồn sống tinh thần và chuẩn mực đạo đức xã hội. Điển hình là những giai đoạn từ thế kỷ thư XI đến nay. Qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn rồi thời Pháp thuộc đều gắn liền với hưng vượng của đức tin và các chuẩn mực của giáo lý.

Sự tồn tại và vai trò của tín ngưỡng được gắn liền với đời sống thường nhật của nhân dân từ những đơn vị hành chính nhỏ nhất là làng, ấp. Trong mỗi làng Việt cổ đều có sự hiện diện ít nhất một ngôi miếu, một ngôi đình và một ngôi chùa. Ba “ngôi” ấy luôn trường tồn từ ngàn đời cùng dân Việt.

Ngay cả khi Thực dân Pháp đô hộ đất nước ta trong hơn 80 năm, để thuận lợi cho việc cai trị, bên cạnh việc truyền bá Thiên chúa giáo, họ vẫn tôn trọng những tín ngưỡng của người dân bản địa. Cả ba “ngôi” ấy vẫn tồn tại từ trong văn hóa làng xã.

Thế rồi, đến thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là độc lập, tự do vào năm 1945. Khi ấy cả đức tin và niềm tin của dân ta như có thêm hơi thở mới, sức sống mới gần như là tuyệt đối, dường như là bất diệt. Khi ấy, con đường mà đất nước được lựa chọn là đi theo con đường chung của cả một cộng đồng quốc tế với hàng tỷ công dân, với bao nhiêu ước vọng tốt đẹp, với một mô hình xã hội hoàn hảo hơn bao giờ hết với một mô hình xã hội mà ở đó người dân “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Khi ấy, mục tiêu tối thượng là con đường “tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa”. Khi ấy, tư tưởng, lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin được chọn làm đức tin tối thượng và cả dân tộc đã được hướng đạo với một lòng tin duy nhất ấy. Khi ấy, tất cả các tín ngưỡng khác đã tồn tại từ ngàn đời đều bị tẩy chay, chối bỏ, loại bỏ, cự tuyệt khỏi đời sống nhân dân để nhường chỗ cho một đức tin mới. Cũng chính vào thời điểm ấy, cả ba ngôi là Đình, Chùa và miếu trong từng làng ấp đã bị loại ra khỏi đời sống tâm linh của nhân dân và buộc phải chìm dần vào quyên lãng bằng những điều cấm kỵ, bằng những giáo huấn cho con đường mới, đức tin mới.

Bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, lý tưởng mới, lý luận triết học mới theo con đường Xã hội chủ ngĩa với lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được coi là nên tảng, là tất yếu, là duy nhất, là độc tôn và là “kim chỉ nam cho mọi hành động”. Trong những năm tháng ấy, không ít gia đình dân Việt Nam đã dỡ bỏ cả bàn thờ gia tiên để thay vào đó bằng các hình ảnh thiêng liêng của các vị lãnh tụ. Khi ấy, đền, chùa, miếu mạo đã trở thành điều kiêng kỵ, là tội lỗi và đã được sử dụng làm kho, làm trại chăn nuôi hoặc thành nơi hoang phế, ít người lai vãng. Thời kỳ ấy, bất kỳ ai theo các tín ngưỡng này đều được coi là tôi phạm nguy hiểm với tội danh “mê tín dị đoan”, tội “chống phá” và là “phản động”.

Vào những năm tháng ấy, toàn dân ta cùng với cả một cả hệ thống chính trị cùng một nửa nhân loại và đã đặt toàn bộ niềm tin và đức tin vào con đường đã chọn, làm tất cả, tập trung toàn bộ trí lực cho con đường ấy. Khi ấy lòng tin sắt đá vào chế độ xã hội tốt đẹp đã trở nên bất khả xâm phạm, đã trở thành Đức tin thay thế hoàn toàn cho đức tin vào các tín ngưỡng trước đó. Thời đó, có đủ lý luận để coi đó là đức tin hoàn hảo nhất, độc tôn nhất và là duy nhất. Có thể nói đây là thời kỳ khủng hoảng thừa của lòng tin.

Thế rồi niềm tin ấy, đức tin ấy đã bắt đầu lung lay trước sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra vào cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Tiếp theo đó là hàng loạt các nước thành viên của hệ thống tại các lục địa Phi, Mỹ La tinh và châu Á đồng loạt tan rã. Sự kiện này được coi là chấn động lớn nhất trong nền chính trị thế giới nửa cuối thế kỷ XX. Đây là thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ này. Chỉ trong vòng ba năm từ 1989 đến 1992, toàn bộ các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô và Mông Cổ đã sụp đổ. Các đảng nắm quyền bị giải thể, ngừng hoạt động hoặc phải đổi tên gọi. Hàng triệu đảng viên rời bỏ hàng ngũ và lý tưởng của mình. Nhiều thành quả đạt được trong thời gian dài xây dựng CNXH ở các nước này bị xóa bỏ. Hàng loạt các quốc gia trong hệ thống XHCN trên thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các đảng xã hội chủ nghĩa và công nhân tại các nước Tây Âu đi vào thoái trào. Quá trình “phi marxit hóa” lan rộng. Xu hướng chuyển dịch quan điểm chính trị từ tả sang hữu diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Đây chính là thời kỳ khủng hoảng lớn nhất về lòng tin trầm trọng nhất trong lịch sử. Khủng hoảng thiếu.
Đây chính là thời kỳ mà một nửa nhân loại rơi vào trạng thái chới với, hoang mang tột độ, bất an, mất phướng hướng. Không chỉ nhân dân mà cả hệ thống chính trị đều trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Có thể nói đó là thời kỳ hoảng loạn của mọi đức tin cho toàn bộ các quốc gia thành viên mà Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Chính lúc này, các thế chế chính trị trên các quốc gia này và phần lớn nhân dân quay lại với đức tin đã lãng quyên trước đó. Đã nhanh chóng xóa bỏ những điều cấm kị. Khi ấy, chủ chương này là lựa trọn duy nhất cho đức tin. Việt Nam ta đã kịp thời ban hành những chính sách cởi mở hơn về tín ngưỡng. Khi ấy, lòng dân dù vẫn đang chới với trước những thay đổi quá nhanh, nhưng cũng đã phần nào tìm được chỗ dựa, phần nào cũng tạm yên lòng trước biến cố lịch sử này.
Nhưng do bị đứt gãy, bị gián đoạn, bị quyên lãng và hơn bốn thập kỷ không thực hành, không truyền bá, không đào tạo, nên khi ấy đã mất đi tính chính thống, đã mất đi những tư duy trong sáng, không còn đầy đủ những tri thức đúng đắn, nguyên bản và tư duy triết học về bản chất của Đức tin vào các tín ngưỡng chính thống.


Cũng tại chính thời điểm này, một bộ phận không nhỏ dân chúng, nhiều cán bộ trong các hàng ngũ lãnh đạo đã tìm lại cho mình một hướng đi tư duy mới, một chỗ dựa tinh thần mới trên những gì còn xót lại của những tín ngưỡng đã tồn tại hàng ngàn năm trước đây. Nhưng cũng từ chính trong hoàn cảnh rối ren, mập mờ, trắng đen lẫn lộn này, không ít thành phần đã thay đổi quá đà, ngỡ ngàng, choáng váng trước những thay đổi chóng vánh đên bất ngờ ấy. Khi ấy, những tư duy trở nên rối loạn, tín ngưỡng trở nên mù mờ, nhưng lại được hồi sinh một cách nhanh chóng nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới và nhu cầu chính đáng của đời sống tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân. Chính lúc này, có một bộ phận cán bộ, trí thức và không ít các đối tượng lợi dụng hoàn cảnh bất ổn, rối ren để cầu danh, trục lợi và cũng là để tìm chỗ dựa cho lòng tin cho chính bản thân họ.

Xuất phát từ những bất an của lòng tin với những tham vọng phi tôn giáo của bộ phận này đã hướng lòng tin theo hướng có lợi cho họ, có lợi cho việc che đậy các việc làm không trong sáng của chính họ. Vậy là từ chính một bộ phận ấy, lòng tin đã bị làm sai lệch, một bộ phận không nhỏ đã đi trệch quỹ đạo, đã đánh tráo khái niệm, đã lợi dung ngay cả khoa học để phục vụ cho mục đích này. Thời kỳ mà ở đó Thần, Thánh, Ma, Quỷ được coi là đấng toàn năng.
Đây chính là thời kỳ của hỗn loạn của các hoạt động tâm linh. Con người không còn lòng tin ngay cả vào chính bản thân mình. Họ đã tìm đến với các thế lực “siêu nhiên, với các giá trị siêu thực như Thánh, Thần, ma quỷ, với linh hồn, với gia tiên mà đã bị bỏ quên gần hơn bốn thập kỷ.

Cũng thời điểm này, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã cho phép thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, rồi tiếp đó xuất hiện bộ môn “Cận tâm lý” của Tiến sỹ, thiếu tướng quân đội Nguyễn Chu Phác và cũng từ chính năm 1990 bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu, những đề tài, những hội thảo “khoa học”, những chuyện linh hồn, ma quỷ, thần thánh được gấp gáp thiết kế, được thêu dệt, được hư cấu, được phóng tác, được xây dựng theo những kịch bản cùng những kỹ năng thổi phồng sự thật, ngụy tạo kết quả, lợi dụng hoàn cảnh, tận dụng bối cảnh để khai thác sâu hơn theo hướng mà họ đặt ra. Cũng chính từ thời điểm này, những giai thoại về khả năng ngoại cảm, khả năng “thấu thị”, khả nói nói chuyện với người âm, thậm chí cả khả năng chụp ảnh linh hồn dưới định dạnh ảnh JPG bằng điện thoại di động, rồi áp vong tìm mộ vv và vv. 

Câu hỏi được đặt ra ở đây, bằng cách nào, bằng cái gì, mánh khóe nào mà đứa trẻ ranh 19 tuổi như Phan Thị Bích Hằng năm ấy lại có thể đưa được cả một vị Giáo sư, phó Thủ tướng Trần Phương vào cạm bẫy và để rồi thành bình phong cho cả chuỗi lừa đảo của ả suốt hơn hai thập kỷ. Chính cái marque Giáo sư, mác Phó Thủ tướng của ông này đã thành bả bối, thành bùa hộ mệnh, thành bình phong cho những hoạt động tiếp theo của cái gọi là Ngoại cảm ấy của ả và của cả vấn nạn tồi tệ này! Để đến hôm nay, chính người con trai cả của vị PTTg này buộc phải lên tiéng tố cáo ả trên mặt báo. Để rồi mới đây, chính người con trai cả của vị PTT. GS "đáng kính" này đã tố cáo với báo giới về sự thật bỉ ổi ấy.


Cách mà các nhà ngoại cảm mà đứng đầu là "nhà ngoại cảm" Năm Nghĩa - người mặc quân phục, khi đó nhóm các "nhà ngoại cảm" này xác định danh tính liệt sĩ như thế này: Họ đứng im, hoặc ngồi im, mắt lim dim, tay người nào cũng cầm quyển sổ ghi ghi, chép chép. Mỗi khi nhà ngoại cảm đọc ra tên ai, địa chỉ như thế nào thì người đứng cạnh lại ghi vào sổ, có người khác lập tức ghi ngay lên mảnh giấy dán trên tiểu sành phủ cờ đỏ sao vàng. Cứ thế, chỉ trong một buổi chiều, nhà ngoại cảm đã xác định đủ danh tính 129 hài cốt liệt sỹ tại Phú Quốc. Ai cũng có tên, tuổi, quê quán…Sự chóng vánh một cách quá “diệu kỳ” và rất…qua loa đại khái, tùy tiện như vậy đấy. Ấy vậy mà ngay chiều hôm ấy đã được mang đi khắc bia liệt sỹ theo những thông tin tự nghĩ ra ấy! Tại sao không lấy mẫu AND phục vụ cho tìm kiếm về sau? Tại sao không đối chiếu với danh sách tù binh, tài liệu phía quân đội Sài Gòn và đồng đội cựu tù Phú Quốc? Tại sao ngành thương binh xã hội và Ban CHQS huyện Phú Quốc, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang không tham gia việc này mà lại “phó mặc” các nhà ngoại cảm?


Tiến sỹ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đang tổ chức áp vong tập thể tại trung tâm áp vong tìm mộ liệt sỹ tại số 1 Đông tác, Đống đa, Hà Nội với mục tiêu tìm hài cốt liệt sỹ! Bao năm nay, những hoạt động rầm rộ, công khai này cứ thản nhiên diễn ra giữa thủ đô Hà Nội. Từ đây, đã hàng vạn gia đình thân nhân đã được trải nghiệm, trả giá cho cái goi là "nhân văn" của tay tiến sỹ ma học này và của các dị nhân của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.


Quyết định số 13/QĐ-LĐTBXH do bộ trường Nguyễn Thị Kim Ngân ký ngày 07/01/2011, tặng bằng khen cho 38 nhà ngoại cảm thuộc trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người " đã có nhiều đóng góp trong công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ". Quyết định này, ngay sau đó đã được photocopie công chứng, phát tán, phân chia, trao đổi, được sử dung lan tràn như một thứ bùa, một giấy phép kinh doanh, một thẻ hành nghề cho hàng loạt các nhà "ngoại cảm"! Rồi từ chính sau cái quyết định này, với cái bùa này hàng chục vạn liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ đã trở thành nạn nhân. Cũng từ đây, vấn nạn Ngoại cảm trở thành quốc nạn.


Chúng ta trông chờ, nhân dân trông chờ một hành động tương tư như của vị vua anh minh Lê Huy Tông như trong bức tượng Vua cõng phật - Hối lỗi như thế này!


Khi ấy, hầu hết các báo, đài lớn nhỏ đều rầm rộ đưa tin, ca tụng, tung hô nhà ngoại cảm huyền thoại Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Văn Liên…... Với sự hỗ trợ đắc lực của rất nhiều các trí thức với học hàm tột đỉnh của hiệp hội khoa học ứng dụng UIA rồi sự cổ súy của phó giáo sư tiến sỹ – Thiếu tướng Ngô Tiến Quý của viện Khoa học hình sự Bộ công an. Từ đó, với đủ các thủ đoạn thêu dệt lợi dụng ảnh hưởng của các bộ cao cấp, các nhân vật chính yếu để tung hô khả năng siêu thực của cái gọi là ngoại cảm giống như một huyền thoại mới, một đức tin mới, một hướng đi mới để đạt được mục đích mới, đen tối này. Và cũng chính vì thế mà các cơ quan chủ quản cũng đã bị làm cho trở thành mê hoặc, không ít các nhà khoa học tầm cỡ, các lãnh đạo cao cấp bị lợi dụng và bị lừa.


Để rồi răng lợn thành răng tướng Phùng Chí Kiên, để bùn đen thành răng của em gái phó thủ tướng Trần Phương và rồi hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện được trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thêu dệt, giàn dựng, phát tán dưới đủ mọi phương tiện. Một sự tùy tiện quảng bá, tuyên truyền, tổ chức đủ mọi hình thức hội thảo, họp báo, thông cáo báo chí... để rồi xã hội lầm tưởng và thừa nhận cái khả năng “siêu thực”ấy. Để rồi từ cái trung tâm oan nghiệt ấy đã sản xuất ra hàng loạt chứng nhận khả năng ngoai cảm và hàng loạt "gương Huyền thông” được phân phát... và cũng từ đây, hàng loạt các “nhà ngoại cảm” xuất xưởng. Chúng cứ thản nhiên tung hoành, can thiệp vào các phần công việc mà chỉ cần các đối tượng này muốn tham gia. Một sự lừa dối có tổ chức. Bằng vỏ bọc khoa học, nghiên cứu với đủ loại học hàm, học vị và địa vị xã hội, các đối tượng này tìm mọi thủ đoạn lừa trên, dối dưới, lòe bịp nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

Thành quả lớn nhất của kỹ năng lừa bịp này chính là các đối tượng này đã lừa được cả Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội. Năm 2011, khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn làm bộ trưởng bộ LĐ-TB-XH, đã đích thân ký quyết định số 13 tặng bằng khen cho 38 nhà ngoại cảm thuộc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người “đã có nhiều đóng góp trong công tác quy tập hài cốt liệt sỹ”. Rồi đên cả Thủ tướng đương nhiệm cũng bị lừa và đã ký bằng khen cho nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi. (tôi xin đăng kèm theo bản tin này).
Điều tệ hại nhất đã phát sinh từ phía sau những bằng khen ấy. Những đối tượng này lấy đó như là một sự thừa nhận của cơ quan cao nhất của Bộ chủ quản và của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng lấy đó làm “bùa” hành liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, chúng lấy đó làm thẻ hành nghề. Không chỉ vậy, chúng còn phô tô công chứng, nhân bản, phân phát, bán lại, trao đổi khắp nơi như mua bán giấy phép hành nghề. Từ đây đã nảy nở hàng ngàn “nhà ngoại cảm” trên khắp xóm làng đất Việt. Tướng Quân đội, tướng Công an, với cả một đội ngũ giáo sư, tiến sỹ tập trung “nghiên cứu”, “kiểm tra”, “khảo sát” và cho ra đời hàng loạt nhà ngoại cảm. Khắp nơi xuất hiện đủ loại Đồng cốt, tâm linh, tâm đức, ngoại cảm. Từ kẻ chợ cho đến những tên đánh xe bò, cô y tá, người bán cá, kẻ buôn bán động vật quý hiếm như Vũ Thị Hòa, kẻ nghiện ngập như Lê Trung Tuấn, kẻ nửa trai nửa gái như “cậu Hồng”, rồi kẻ có tiền án tiền sự, rồi còn biết bao kẻ chưa học hết lớp 5 trường làng bỗng dưng thành nhà ngoại cảm. Để rồi những Cô, những “Cậu”, những “Thánh”, những “Mẫu” xuất hiện từ khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ khắp các làng xã mọc lên như Đỉa sau mưa tháng tư. Từ trung tâm áp vong số 1 Đông Tác, Hà Nội đã nảy nở ra hàng trăm trung tâm áp vong tìm mộ, hàng ngàn “nhà ngoại cảm” cứ thả sức diễn trò trên nỗi đau của thân nhân liệt sỹ. Chúng cùng nhau, liên kết với nhau bòn rút tiền của, sức lực, lòng tin của hàng vạn gia đình thân nhân liệt sỹ. Chúng thản nhiên làm mộ giả để lòe bịp thân nhân liệt sỹ. Đau đớn nhất, chúng đã “hướng dẫn” cho thân nhân liệt sỹ đi bốc hài cốt lung tung, trên khắp các nghĩa trang theo những chỉ dẫn tùy tiện, không hiểu biết, không có cơ sở và không có bất kỳ độ chính xác nào. Để rồi hàng vạn hài cốt bị di chuyển, xáo trộn khắp nơi. Hàng vạn gia đình thân nhân liệt sỹ đã phải mang hài cốt người khác, xương súc vật, đất đen, tổ mối về thờ. Nạn bốc trộm mộ xảy ra trên khắp các nghĩa trang, sự tôn nghiêm bị hoen ố. Hài cốt liệt sỹ vốn đã được quy định là "tài sản quốc gia" cũng đã bị liên tục xâm hại từ hơn 25 năm qua. Trớ trêu thay, đau đớn thay, từ trâu, Bò, Chó, Lợn cũng hóa thành liệt sỹ, và để rồi có cả những “liệt sỹ” còn sống về ngồi bên chính ngôi mộ mang tên mình do ngoại cảm đã chỉ cho gia đình thân nhân bốc về. Chưa khi nào Đức tin và lòng tin của nhân dân bị xâm hại nặng nề hơn lúc này.

Lỗi không hẳn thuộc về các nhà nhà lãnh đạo đã ký các văn bản như những quyết định khen thưởng trên đây. Bởi đích thị đây là lỗi từ các cơ quan tham mưu, từ cấp dưới trình lên, từ các Cục, Vụ, Viện, từ các Ban, ngành cấp dưới từ các cơ quan liên quan và ngay cả không liên quan cũng đã tổng hợp, đã báo cáo, tổng kết rồi trình các văn bản, hồ sơ đề nghị lên trên theo trình từ các cấp quản lý. Cấp trên chỉ việc ký và bàn hành quyết định.
Thế nhưng, về mặt pháp lý, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người ký văn bản, cho dù người đó là ai đi nữa.


Hiện nay, với sự kiểm chứng của khoa học hiện đại, của công nghệ tiến tiến của công nghệ sinh học, đối diện với hồ sơ gốc của liệt sỹ đã bộc lộ nguyên hình sự tùy tiện, lừa bịp của cái gọi là ngoại cảm và các đề tài nghiên cứu về khả năng này. Chúng tôi đã hội tụ đủ bằng chứng và cứ liệu kiểm chứng tính "chính xác", tính "trung thực" kết quả của tất cả các nhà ngoại cảm và các "nghiên cứu", "thực nghiệm", triển khai thực hành về đề tài này. Tất cả đều là ngụy tạo, đều là giả dối, bịp bợm. Hậu quả nặng nề của quốc nạn này làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin của nhân dân. Làm đảo lộn, kiệt quệ đời sống của hàng triệu gia đình thân nhân liệt sỹ, xâm phạm hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ trên hàng ngàn nghĩa trang liệt sỹ.

Vậy mà quốc nạn này vẫn chưa được dẹp bỏ, các nghiên cứu, các trung tâm áp vong và các “nhà ngoại cảm” vẫn lén lút áp vong tìm mộ, vẫn thao túng lòng tin của thân nhân liệt sỹ. Các hội thảo, thông cáo báo chí, họp báo về các nội dung này vẫn thản nhiên diễn ra.
Các cuốn sách của những kẻ hoang tưởng này vẫn được tung hô, in ấn, phát hành tùy tiện. 


Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Ngân, với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội đã nói với báo giới rằng: “Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ. Chưa dừng ở đó, một số nhà ngoại cảm còn nói bừa là đã gặp gỡ, thân mật với tôi để trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tìm mộ liệt sĩ nhưng kỳ thực tôi chưa bao giờ biết mặt mũi, gặp gỡ họ lần nào cả…”, mặc dù Thứ trưởng bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Hữu Đức khẳng định “Bộ Quốc phòng tìm hài cốt không bao giờ nhờ tới các nhà ngoại cảm mà căn cứ vào hồ sơ lý lịch quân nhân lưu tại đơn vị, sơ đồ mộ chí....” Bộ quốc phòng đã thông báo rằng “chỉ có bộ quốc phòng mới được làm công tác quy tập hài cốt liệt sỹ”. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh “Bộ Quốc phòng không dựa vào nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ. Hiện có người lợi dụng ngoại cảm làm giả hài cốt trục lợi, đó là người vi phạm pháp luật. Về tâm linh chúng ta không thể chấp nhận được, phải có biện pháp xử lý hình sự những người đó”. Theo Bộ trưởng bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền “Chúng tôi nghĩ phải tuyên truyền tốt hơn nữa để thân nhân các liệt sĩ cảnh giác và khi phát hiện phải xử lý thật nghiêm bất kể họ là ai. Quan điểm của chúng tôi phải sớm làm ra và xử lý nghiêm.” vv và vv. Chừng đó chưa đủ để ngăn chặn quốc nạn nguy hiểm như thế này, chưa đủ để dăn đe tiến tới loại bỏ loại tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống nhân dân và thân nhân liệt sỹ, của nhân dân.

Nhân dân cần một lệnh cấm tuyệt đối các đối tượng này trong tất cả các công việc liên quan đến liệt sỹ, hài cốt liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ. Nhà nước cần xóa sổ toàn bộ các trung tâm áp vong tìm mộ. Các đối tượng này phải được loại bỏ, phải được cấm hành nghề. Cần phải có những văn bản pháp quy được ban hành.

Trước mắt để an lòng thân nhân liệt sỹ, để vực lại lòng tin, nhân dân rất cần một sự cải chính, một sự thẳng thắn, kiên quyết sửa sai. Nhân dân cần một lời chính thức xin lỗi công khai của các cấp quản lý nhà nước và các bộ chủ quản và các cơ quan tham mưu về các hệ lụy đã sinh ra sau những quyết định khen thưởng mà chính các lãnh đạo này đã ký, đằng sau những giấy phép đã cấp.
Tiếp theo, cần có những biện pháp cứng rắn cần được triển khai, áp dụng để đảm bảo việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách người có công và chính sách hậu phương quân đội và để vực lại lòng tin của nhân, để ổn định đời sống tâm linh của toàn dân. Lặp lại kỷ cương phép nước. Điều này là thực sự cấp bách trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và trong khu vực!



Quốc chỉ có thể thái, dân chỉ có thể an, kinh tế nước nhà chỉ có thể phát triển, Quốc gia chỉ có thể hưng vượng khi nhân dân có được lòng tin đối với các đội ngũ lạnh đạo, vào thể chế chính trị thông qua hành động thực tế này của các nhà lãnh đạo cùng hệ thống quản lý nhà nước.

Nguồn :

Trưởng ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệtsỹ mặt trận 31.
Trần Đình Huân
Bài này tôi đã đăng từ tháng ngày 20/07/2013.  Vậy vào dịp tháng 2/2015, bài này bỗng dưng bị xóa khỏi trang nhà, do chủ quan nên trang đã bị tấn công bằng thủ thuật công nghệ cao. Cũng có lẽ bởi bài viết đã động chạm đến những cơ quan, những nhân vật mà dư luận phải "kiêng kỵ" chăng? Trước liệt sỹ thì dù là cơ quan nào, cán bộ cấp nào đi nữa, khi phạm những sai lầm, đều phải thẳng thắn nhìn nhận, phải chịu tội cho dù đó là bất kỳ ai.
Trang của tôi luôn được bảo mật rất cao và luôn sạch theo đúng nghĩa của từ này. Về lý thuyết, người xóa bài trên trang cá nhân của tôi chỉ có thể duy nhất là tôi. Nhưng bài cũng đã bị xóa.

Cho dù là đã bị xóa bài, xong tôi còn lưu lại trong ổ cứng độc lập, nay thêm một lần nữa, tôi đăng lại để xem ai sẽ tiếp tục xâm nhập, sẽ xóa bài. Không thể cứ hèn mọn mãi như thế, né tránh mãi như thế, ỡm ờ mãi như thế để bà con ta cứ mãi bị lôi cuốn vào vòng xoáy của sự lừa đảo trắng trợn đến vô nhân tính như thế.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

THƯ MỜI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA - TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI




KÍNH GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ  ĐANG TRÊN TRANG CLB BẠN QUÂN NGŨ SƯ 2

Hội cựu chiến binh văn phòng quốc hội có tổ chức
- Chương trình giao lưu nghệ thuật NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI
- Chương trình trao tặng KỶ NIỆM CHƯƠNG “ MÃI SỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ” được truyền hình trực tiếp vào ngày 17/12/2016 tại Trung tâm nghệ thuật  Âu Cơ – Hà Nội
- Hành trình trở lại chiến trường xưa – Tri ân đồng đội đi qua 3 quốc gia : VIỆT NAM – LÀO – THÁI LAN

Nội dung được được chụp lại bằng máy ảnh ( Chất lượng hơi tồi) các bạn có thể lấy về máy tính phóng to và đọc.
Với các cá nhân muốn đăng ký tham gia chương trình hãy gọi số máy : 0903 229 738 – Chị Hà ( thường trực chương trình) để biết thêm chi tiết.