LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Chiến dịch Tiên Phước - Phước Lâm

alt
       Quân giải phóng làm chủ Chi khu quân sự Tiên Phước.                  
Ảnh tư liệu

Ngày 10.3.1975, quân ta nhận lệnh đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu để mở màn chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Cùng thời gian này Quân khu 5 được giao nhiệm vụ đảm nhận đánh mở màn chiến dịch Tiên Phước - Phước Lâm nhằm phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm cùng các xã vùng Đông Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ, tạo thế bao vây uy hiếp tỉnh lỵ Quảng Tín. Sư đoàn 2 là đơn vị chủ công phối hợp với mặt trận Tây Nguyên và toàn chiến trường miền Nam tấn công quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm.
Địa bàn mặt trận kéo dài từ quận lỵ Phước Lâm đến Tam Kỳ, trong đó căn cứ Phước Lâm có 1 Tiểu đoàn Biệt kích, cứ điểm 211 án ngữ phía bắc bảo vệ quận lỵ Tiên Phước, phía đông có căn cứ Suối Đá gồm 1 Tiểu đoàn Bộ binh, 1 Đại đội Pháo binh và tăng thiết giáp ngụy, trên dãy Dương Con có căn cứ Chóp Nón.
Để chuẩn bị cho chiến dịch, cuối tháng 12.1974, Tiểu đoàn Công binh (Sư đoàn 2) được Tư lệnh Mặt trận giao nhiệm vụ làm công sự trận địa pháo và đường giao thông ở núi Vú Chị, Vú Em.
Qua hơn 2 tháng làm việc cật lực với hàng nghìn ngày công, tiểu đoàn làm được 6 trận địa pháo và hàng chục cây số đường từ hướng Sơn Cẩm Hà vào, sẵn sàng cho xe tăng của quân ta xuất kích và phục vụ công tác kéo pháo lên đồi.

Mặt trận được chia làm hai hướng: Phía bắc do Thượng tá Vũ Đình Nã - Sư đoàn phó làm chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn Trương Trung Thắng làm Chính ủy Mặt trận. Phía bắc được bố trí 3 trung đoàn, gồm Trung đoàn 31, Trung đoàn 38 và Trung đoàn 368 pháo binh cùng các đơn vị trực thuộc gồm Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn 16, các lực lượng thông tin và Tiểu đoàn Vận tải, trong đó Trung đoàn 31 làm chủ công.
Phía nam do Đại tá Nguyễn Chơn - Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Mặt trận phụ trách, Chính ủy Sư đoàn Mai Thuận làm Chính ủy Mặt trận. Phía này, được bố trí Trung đoàn Bộ binh 1, Lữ đoàn 52, Trung đoàn 36, Tiểu đoàn 10 (đặc công). Ngoài ra, phía nam còn được tăng cường Trung đoàn 572 và Tiểu đoàn Vận tải.
Phía nam chia làm 2 hướng. Hướng bắc giao Trung đoàn 36 và Tiểu đoàn 10 (đặc công) đánh Phước Lâm, hướng đông giao Tiểu đoàn 8 (Lữ đoàn 52) đánh căn cứ Suối Đá, Trung đoàn 1 cùng 3 tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn 52 làm dự bị sẵn sàng đánh phản kích khi cần thiết. Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 31) đánh căn cứ 211, Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 38) được giao nhiệm vụ đánh đại đội địch ở Chóp Nón.

Đúng 5 giờ sáng 10.3 quân ta đồng loạt nổ súng tấn công. Đến 12 giờ cùng ngày giải phóng hoàn toàn cứ điểm 211, căn cứ Phước Lâm, Dương Con và Suối Đá. Nhận được tin các cứ điểm trên địa bàn bị thất thủ, địch trong quận lỵ Tiên Phước rối loạn, hoang mang bỏ chạy. Thừa thắng xông lên quân ta tiến thẳng về giải phóng quận lỵ Tiên Phước vào lúc 16 giờ cùng ngày.
Sau khi giải phóng quận lỵ Tiên Phước, chỉ huy mặt trận chuyển Trung đoàn 31 về đóng quân ở Suối Đá; Trung đoàn 38 chốt giữ đỉnh Dương Con; Lữ đoàn 52 rút ra làm dự bị cho Trung đoàn 1 sẵn sàng đánh địch phản kích từ hướng Tam Kỳ lên. Tuy nhiên, do bị các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp cùng đơn vị bộ đội chủ lực chốt chặn và đánh trả quyết liệt ở các cửa ngõ nên địch không thể phản kích được.
Sau 10 ngày củng cố đội hình, sáng 20.3 các đơn vị nhận lệnh tiến đánh giải phóng thị xã Tam Kỳ. “Rút kinh nghiệm từ những trận đánh trước đây ở Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức, lần này 
Tư lệnh mặt trận chỉ đạo đưa 10 khẩu pháo 122 ly và 18 khẩu pháo 85 ly lên các công sự trận địa pháo trên đỉnh núi Vú Chị, Vú Em. Đây là những địa điểm có ưu thế đã được Tiểu đoàn Công binh bí mật xây dựng từ mấy tháng trước.
Các khẩu đội pháo của ta đã tập trung hỗ trợ cho các mũi tiến đánh căn cứ Suối Đá và cứ điểm 211 (riêng căn cứ Phước Lâm không dùng pháo binh mà đánh theo kiểu đặc công). Từ trên cao các khẩu đội pháo của ta dễ bề kiểm soát, chủ động nã pháo yểm trợ các đơn vị bộ binh đánh chiếm các căn cứ của địch một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, lực lượng pháo binh của ta phải tháo rời các khẩu pháo để khiêng vác cho nhẹ, phần còn lại của khẩu pháo thì được lực lượng kéo lên đồi vào ban đêm và nhanh chóng lắp ráp phục vụ chiến dịch đúng kế hoạch và thời gian quy định”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét