LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

LIÊN TỤC TÁC CHIẾN, GIỮ THẾ CHỦ ĐỘNG TIẾN CÔNG ĐỊCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường" của Trung tướng Nguyễn Huy Chương


Thực hiện chiến lược “Quét và giữ” của tên tướng xây dựng Abram, quân địch ra sức bình định triệt phá hạ tầng cơ sở cách mạng. Chúng lặp lại hành động gom dân lập ấp, giành lại vùng nông thôn giáp ranh thành phố, thị xã, thị trấn trên chiến trường Quảng Nam. Đầu tháng 8./1969, Mĩ - ngụy cho 2 trung đoàn mở cuộc càn “Liên kết 72” đánh vào khu tam giác ba huyện: Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn. Mũi quân trung đoàn của ngụy đánh sâu lên cầu Bà Huỳnh, Bà Xá, mũi quân Mĩ chiếm lại quận lị Hiệp Đức đóng quân điểm cao 230 núi Liệt Kiểm (Đây là vùng đất do sư đoàn 2 giải phóng từ cuối năm 1965 đến nay bị địch chiếm lại). Trước những thủ đoạn đánh phá đó, bộ đội sư đoàn 2 và các địa phương trọng điểm gặp một số khó khăn như cửa khẩu thu mua lương thực bị tắt, bộ đội phải ăn cháo độn rau, nhiều đơn vị đứt bữa, đường hành lang vận chuyển bị địch phục kích đánh phá.

Kiên quyết khắc phục khó khăn, giành thế chủ động tiến công địch trên chiến trường, hỗ trợ cho lực lượng cách mạng của các địa phương phát triển, chống địch bình định. Bộ tư lệnh sư đoàn quyết định đưa trung đoàn 21 vê đứng chân tác chiến ở Đại Lộc và căn kéo địch để lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đà đánh phá sân bay Đà nẵng, tấn công chi khu quận lị Hòa Vang, hỗ trợ cho biệt động Đà Nẵng đánh Quân vụ thị trấn, đài phát thanh Đà Nẵng. Tiểu đoàn đặc công của sư đoàn, tiêu diệt bọn Mĩ đóng ở điểm cao 230, tiểu đoàn cối 120 li pháo kích quân Mĩ ở núi Ngang, quận lị Tiên Phước, đại đội đặc công cùa trung đoàn Ba Gia diệt địch ở núi Vú Em, trung đoàn 31 cho tiểu đoàn 7 nổ súng vây ép quận lị Phước Lâm, tiểu đoàn 9 cùng lực lượng
”vành đai diệt Mĩ” Chu Lai nổ súng tiến công sân bay Chu Lai, quận lị Lí Tín. Ở cứ điểm Ô Vuông và nhiều vị trí khác, quân địch bị ta diệt 1 đại đội, một sở chỉ huy tiểu đoàn, phá hủy trung tâm thông tin, 1 rađa và 2 đại bác 105mm.

Bị đánh mạnh ở hậu cứ, Mĩ - ngụy phải chấm dứt cuộc càn
“Liên kết 72”. Đoán biết ý đồ quân địch, sư đoàn quyết định đưa trung đoàn 31, chặn đánh quân ngụy đi mở đường, cô lập trung đoàn 5 ở Bà Huỳnh, Bà Xá huyện Quế Sơn. Ngày 24/8 bọn chỉ huy ngụy cho 1 trung đoàn xe tăng, xe bọc thép và 2 đại đội bộ binh càn lên hướng Quân Rường, Eo Gió, huyện Tam Kì, khi cánh quân Bảo an vừa đến địa phận xã Tam Phú, liên bị một bộ phận của sư đoàn của ta nổ súng. Bọn trung đoàn 5 hốt hoảng kéo lên núi Đá Đen và chạy thoát về hướng huyện Thăng Bình. Trong khi đó, đoàn xe tăng 40 chiếc, cùng đoàn xe bọc thép số 5 của chúng từ Tam Kì đánh lên, đang tiến về làng Tam Cẩm xã Kì Thịnh. Trên trời bọn máy bay lên thẳng, máy bay phản lực chúi đầu ném bom, bắn rốc két mở đường cho xe tăng. Chờ cho địch vào thật gần, khẩu đội DKZ 75 và 57 của đại đội 1, tiểu đoàn 7 bố trí phía đông làng Tam Cẩm bắn cháy ngay chiếc xe tăng và xe bọc thép đi đầu. Cả 2 đoàn xe tăng địch lùi lại, ngay lúc đó khẩu đội súng máy phòng không của sư đoàn tăng cường hạ thấp nòng rà sát tháp xe tăng, xe bọc thép của địch nổ súng, kìm chế không cho xạ thủ đại liên trên xe tăng của địch phát huy tác dụng, cả 3 mũi xe tăng của địch bị chặn đứng.

Chúng tiếp tục cho máy bay trực thăng, máy bay phản lực bắn rốc két, ném bom. Nhà cháy, cây cối đổ ngổn ngang, cả một vùng rộng lớn cháy khét mùi đạn pháo, bon napan.


Sau hơn hai tiếng đồng hồ bắn phá, 3 mũi xe tăng dồn lại đội hình dàn hàng ngang tấn công vào trận địa ta. Lúc này khẩu đội DKZ bị bom phá hủy, ở hướng này xe tăng đã vào giữa làng, liên lạc với cấp trên bị gián đoạn. Trong giờ phút hiểm nghèo đó, Đảng ủy tiểu đoàn 60 quyết định tổ chức chiến đấu độc lập, động viên bộ đội bám địa hình đánh địch, hạn chế không cho xe địch lùng sục vào hợp điểm. Áp dụng bài học về đánh ở Vạn Tường, tổ diệt xe tăng của các đồng chí Đào, Mộc, Hiệp, Sào… do Đặng Đình Đào chỉ huy, quần lộn với đoàn xe tăng địch bắn cháy 6 chiếc, có 5 xe tăng M118, 1 xe M113. Trời sập tối, những chiếc xe tăng thoát chết ở làng Tam Cẩm đang trên đường rút về, đã không thoát được đội hình đánh tăng, do tiểu đoàn phó tiểu đoàn 60 và đại đội trưởng đại đội 6 chỉ huy, thêm 9 chiếc xe tăng và xe bọc thép của địch bị phá hủy. Cả đoàn xe tăng và xe bọc thép gồm 40 chiếc lúc đi vào, chỉ còn 18 chiếc hoảng loạn tìm đưởng tháo chạy, 22 chiếc phải nằm lại ở những nơi chúng đến gieo tội ác, cày xới hoa màu, ruộng đồng, vườn tược, nhà cửa của nhân dân.


Ngày 25/8, bọn địch cho tiểu đoàn 1 trung đoàn 11 kị binh thiết giáp đóng tại căn cứ Tuần Dưỡng huyện Thăng Bình lao vào vòng chiến. Cánh đồng Kì Thinh, huyện Tam Kì lại diễn ra trận đánh xe tăng của bộ binh trung đoàn 31 sư đoàn 2 Quân khu. Mặc cho máy bay địch quần lộn ném bom khống chế, các chiến sĩ bình tĩnh bám sát địch, chia cắt đội hình đoàn xe tăng 36 chiếc, bắn cháy và phá hủy 30 chiếc, bắn rơi 9 máy bay.


Hai ngày đánh gục 1 trung đoàn xe tăng và xe bọc thép của Mĩ - ngụy, các chiến sĩ sư đoàn 2, giáng một đòn nặng vào chiến thuật
“Mũi dao nhọn” của địch mới áp dụng trên chiến trường Quảng Nam.

Năm 1968 rực rỡ chiến công và đầy những thử thách ác liệt, nhưng cũng là năm trưởng thành của sư đoàn về nhiều mặt, nhất là kinh nghiệm đánh xe tăng, xe bọc thép Mĩ… năm 1969, thế trận diễn ra trong sự giằng co quyết liệt giữa ta và địch trên chiến trường. Mĩ - ngụy tiếp tục thực hiện chiến lược
“Quét và giữ” với biện pháp chủ yếu “Bình định nông thôn”. Đánh phá vào nhân dân và cơ sở cách mạng ở thôn xã ở cả 3 vùng thành thị nông thôn và miền nuií bằng nhiều mức độ càn quét, lấn chiếm khác nhau.

Địa bàn hoạt động của sư đoàn trong thời gian này nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Nơi quân địch tập trung 38 tiểu đoàn và một số lượng binh khí kĩ thuật hiện đại gồm: 14 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, 6 tiểu đoàn của sư đoàn thiết giáp ngụy, gần 300 đại bác từ 105mm đến 203mm, chưa kể pháo hạm và hàng trăm máy bay dã chiến khác sẵn sàng tham chiến. Lực lượng này chúng bố trí theo công thức: Mĩ vòng ngoài, ngụy vòng tỏng, hình thành 2 tuyến phòng ngự vững chắc hỗ trợ cho nhau, kết hợp với pháo binh, không quân hỗ trợ, chưa kể lực lượng bảo an, địa phương quân đông đúc.

Thực hiện kế hoạch này ở vòng trong, địch cày ủi đánh phá khu vực giữa sông Thu Bồn và sông Cẩm Lệ, làm bàn đạp đánh phá khu vực Gò Nổi, Đại Lộc, Duy Xuyên. Ở phía tây thị xã Tam Kì, Quế Sơn lính Mĩ, lính Nam Triều Tiên điều đến từng đại đội, trung đội để hỗ trợ cho quân ngụy. Chúng tổ chức nhiều hình thức đánh phá như phục kích, giả dạng thay quân, nhưng tìm cách nằm lại dai dẳng ở những nơi xung yếu. Ở vòng ngoài, quân Mĩ liên tục hành quân càn quét vùng a, vùng b huyện Đại Lộc, Hiệp Đức, càn sâu vào vùng căn cứ của ta ở Yanh Brai, Thạnh Mĩ, làng Rô. Bà Huỳnh, Bà Xá, Trạm Mười Một, Nước Oa, máy bay B52 ném bom rải thảm, mang tính hủy diệt các vùng dọc sông Tranh, Dốc Quế, trạm 10, khu căn cứ Hòn Tàu.


Những thủ đoạn đánh phá ác liệt, nham hiểm của Mĩ - ngụy, Nam Triều Tiên trên đây, đã gây cho ta nhiều khó khăn và tổn thất. Đường giao liên, liên lạc, dân công vận chuyển từ căn cứ lên, xuống vùng đông các huyện luôn trở ngại, mất thời gian.


Để giữ thế trận chiến trường, sư đoàn 2 tiếp tục đứng chân tại địa bàn Mặt trận 4 đánh địch ở vùng a, vùng b Đại Lộc. Trung đoàn 31, được tăng cường đại đội đặc công, đại đội phòng không bao vây đánh nát chi khu quận lị Tiền Phước, hỗ trợ cho địa phương phá ấp giành dân.


Sau một tháng chiến đấu, các bộ phận của sư đoàn được phân công đứng cánh, đã linh hoạt chiến đấu đạt hiệu suất cao, loại ra khỏi vòng chiến đấu 2.000 tên địch bắn rơi 41 máy bay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tạo thế cho chiến trường, mở ra các đợt hoạt động kết hợp 3 mũi giáp công, gây cho địch bị động chống đỡ đối phó.


Phát huy chiến công đạt được, tiểu đoàn 10 đặc công của sư đoàn, điều tra nghiên cứu phương án tập kích căn cứ hậu cần trung đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mĩ tại An Hòa, phía tây huyện Duy Xuyên, An Hòa còn là khu công nghiệp lớn ở miền trung, do 5 nước: Mĩ, Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan đầu tư xây dựng nhưng chưa hoạt động được gì. Ở đây có hệ thống công sự kiên cố, bao quanh khu An Hòa có 10 lớp rào, giữa các lớp rào là giao thông hào, bãi mìn. Ban đêm có hệ thống đèn pha cực mạnh, công sự bên trong bằng bê tông cốt thép.


Thực hiện chiến thuật
“Đánh nở hoa trong lòng địch” các chiến sĩ ta bí mật thọc sâu, đánh trúng khu trung tâm thông tin An Hòa. Tổ trưởng bộc phá Nguyễn Mẫn và tân binh Lê Xuân Quyến dùng khối bộc phá 20kg đánh đúng hầm chỉ huy, diệt bọn tham mưu và tên đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mĩ. Các trận địa pháo, bãi đổ máy bay lên thẳng, khu cơ giới, kho xăng, kho đạn chìm ngập trong lửa đạn. Hơn 200 tên Mĩ (có 30 sĩ quan tư đại úy đến đại tá) bị diệt, 10 khẩu đại bác từ 105mm đến 203mm, 10 máy bay lên thẳng, 9 xe tăng và xe bọc thép, 3 kho nhiên liệu và 5 kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.

Ở quận lị Đại Lộc có cứ điểm Núi Lở. Đây là một cứ điểm nhỏ nhưng phạm vi khống chế rộng đến cả phía tây nam quận lị Đại Lộc. Núi Lỡ nguyên là một đồn trú từ thời Pháp, được Mĩ - ngụy củng cố trở thành một cứ điểm phòng thủ bất khả xâm phạm. Trận địa pháo ở đây chúng có thể bắn phá hầu hết 2 vùng a, vùng b Đại Lộc và vùng tây Duy Xuyên. Trước ngày sư đoàn giao nhiệm vụ cho đặc công trung đoàn Ba Gia, tấn công tiêu diệt Nũi Lỡ, quân địch bố trí thêm 7 lớp rào kẽm gai và mìn sáng, mìn sát thương.


Ngay trong đêm đặc công sư đoàn đánh An Hòa, bộ phận đặc công trung đoàn Ba Gia đột nhập cứ điểm Núi Lở. Đại đội trưởng Chắt, bắn B40 vỡ tung lô cốt đầu câu, phát lệnh cho 3 mũi đặc công tiếp cận đồn địch đang sẵn sàng tư thể nổ súng. Chỉ trong vòng 20 phút chiến đấu, các bộ phận đã đánh chiếm khu trung tâm, hầm ngầm, khu thông tin… Sức chống cự của địch trong cứ điểm hoàn toàn bị tê liệt. Cả tiểu đoàn pháo binh Mĩ gồm 12 khẩu đại bác từ 105mm đến 175mm và 200 tên xâm lược Mĩ bị tiêu diệt.


Năm 1969, đi qua với những chiến công đánh nhồi vào cứ điểm An Hòa, Dốc Mực, Núi Đá Đen, Bàn Cờ, Lộc Sơn, Lộc Thành, La Tháp… sư đoàn 2 Quân khu đã diệt gần 1 vạn tên địch, bắn cháy và phá hủy gần 200 máy bay, 50 xe tăng, xe bọc thép, và gần 100 khẩu pháo.


Do yêu cầu giữ thế chủ động trên chiến trường và đã giải quyết bớt khó khăn về lương thực, 3 trung đoàn của sư đoàn 2 phải chia đứng chốt ở 3 nơi. Trung đoàn 31 vừa củng cố vừa tác chiến ở Quế Sơn, Thăng Bình, Quảng Nam, Trung đoàn 21 cơ động Quảng Ngãi thay thế sư đoàn 3 hành quân về Bình Định. Tại đây trung đoàn 21 vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, trung đoàn Ba Gia hành quân lên phía tây Quảng Đà tập trung củng cố. như vậy cùng một lúc sư đoàn phải tiến hành 3 nhiệm vụ:


- Tác chiến, giữ thế chủ động trên chiến trường.


- Củng cố huấn luyện nâng cao sức chiến đấu.


- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho nhiệm vụ chiến đấu trong năm 1970.

( Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét