LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

TỪ VÂY, LẤN, TẤN, PHÁ, TRIỆT, DIỆT TRUNG ĐOÀN 1 (SƯ ĐOÀN 1 NGỤY TẠI ĐIỂM CAO 723m TRÊN DÃY NÚI PHÚ RỆP…

Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường " của Trung tướng Nguyễn Huy Chương

Dãy núi Phú Rệp có 4 điểm cao liên hoàn là điểm cao 680, 748, 639, 657. Riêng điểm cao 723 ở dãy núi Phú Rệp, nằm ở phía nam con đường 9 và cách thị trấn Lao Bảo khoảng 15-17km theo đường chim bay có ưu thế về nhiều mặt. Dưới chân núi Phú Rệp là con đường Sêpon, quanh nằm nước sông đầy ắp, tắm mát các vườn cây ăn quả, ngô lúa tốt tươi, nơi sinh sống của một bộ phận dân tộc Lào anh em giữa đôi bờ dòng sông thơ mộng, gắn với lịch sử hào hùng của cách mạng Lào.

Điểm cao 723, như một pháo đài tiền tiêu giữ một thung lũng bao quanh là núi cao trùng điệp. Điểm cao 127 có ưu điểm về mặt chiến thuật, khống chế được đường số 9 và toàn bộ bờ nam sông Sêpon, cũng như đường vận chuyển 35 của binh đoàn 559. Đây là điểm cao phòng ngự phía tây của Bản Đông. Bên nào chiếm được điểm cao 173, sẽ khống chế được hệ thống phòng ngự phía nam đường số 9. Chiều dài của điểm cao 123 là 150m, chiều rộng 80m. Bề mặt của điểm cao 725 đồi trọc, phía bắc và phía đông dốc thẳm hiểm trở, phía đông nam và tây nam sườn dốc thoai thoải. Từ chân dốc lên đến nửa thân dốc là rừng le, từ nửa thân dốc chạy lên đến đỉnh phía bắc là rừng già đại ngàn - Tiếp giáp với chân dốc Nguyễn Chí Thanh
(1) thuận lợi cho việc tổ chức bố trí bộ binh, phát huy và hiệu chỉnh hỏa lực cối, pháo phòng không.

Sau hơn một tháng, Mĩ - ngụy mở cuộc càn đường 9
Nam Lào, chúng bị các lực lượng của quân ta tiêu diệt, bẻ gãy nhiều mũi tấn công, buộc chúng phải thay đổi thủ đoạn chiến thuật: Dừng quân, chuyển thế phòng ngự. Ngày 03/3/1971 (nhằm ngày 07 tháng 02 năm Ất Hợi), quân địch trong thê đội 2, là sư đoàn 1 ngụy ở Cô Bốc vào tham gia cuộc càn đường 9 Nam Lào, thay thế cho lực lượng cánh nam bị quân ta đánh thiệt hại nặng. Trong 3 ngày, từ ngày 03/3/1971 đến ngày 06/3/1971, chúng dùng máy bay trực thăng bốc quân của sư đoàn 1 đổ xuống các điểm cao. Trung đoàn 3 ở điểm cao 462, trung đoàn 2 ở điểm cao 748.

Sau khi kế hoạch đổ quân và họp báo ở Sêpon bị thất bại trung đoàn 2 ngụy bỏ điểm cao 748, co về điểm cao 660. Riêng trung đoàn 1 ngụy, sau khi đổ xuống điểm cao 723, chúng đã hoàn chỉnh cụm đóng quân phòng thủ tại đây.


Trong lúc đó, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường của sư đoàn 2 Quân khu 5, do sư trưởng Nguyễn Chơn, dẫn đầu vừa đến trạm tiền phương mặt trận Tây Nguyên, chưa ăn hết bữa cơm thì gặp đồng chí Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên Hoàng Minh Thảo, chưa được đồng chí Tư lệnh giao nhiệm vụ thì gặp được tin sư đoàn 2 đã bước vào chiến đấu ở đường 9. Lúc ấy, Tư lệnh Quân khu 5 đã điện cho Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, cho đoàn cán bộ sư đoàn 2 cấp tốc hành quân trở ra đường 9 - Nam Lào. Nhiệm vụ vô cùng cấp bách, đoàn cán bộ sư đoàn 2 ở Tây Nguyên chấp hành mệnh lệnh, hành quân trở ra đường 9 - Nam Lào. Đói thì bộ đội ăn lương khô, khát thì uống nước suối, không kể trời mưa hay nắng, tất cả cán bộ trong đoàn đều bôn tập để nhanh chóng trở về đội hình sư đoàn với một ý chí thần tốc. Khi vào anh em đi đến 35 ngày, khi trở ra đoàn rút ngắn lại 18 ngày. Có khi các đồng chí đã đi 2 binh trạm, có đêm không ngủ. Ngày 03/3/1971, đoàn cán bộ cấp trưởng của sư đoàn đều có mặt ở đơn vị đúng vào lúc đội hình sư đoàn chuyển sang giai đoạn:
Vây, lấn, tấn, phá, diệt, trung đoàn 1 (sư đoàn 1 ngụy) tại điểm cao 723. Trong cuộc họp của Bộ Tư lệnh sư đoàn, phương án đánh địch của sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn, được hội nghị nhất trí thông qua. Mục tiêu trước tiên là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh trung đoàn 1 ngụy ở điểm cao 723. Tiếp theo là trung đoàn 2 ngụy ở điểm cao 660.

Cuộc họp Bộ Tư lệnh sư đoàn vừa kết thúc, từ Bộ Tư lệnh mặt trận, đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận điện xuống cho sư đoàn. Thấy cần thiết cho toàn thể cán bộ tham mưu sư đoàn quán triệt lệnh của cấp trên, tôi ấn nút loa
“tập thể”. Tiếng của Tư lệnh mặt trận vang lên: “Đồng chí Chơn và đồng chí Chương chú ý: Đánh cao điểm 723 bằng đặc công thì không đánh theo kiểu cũ, mà phải đánh dập đầu quân địch ngay từ loạt đạn đầu. Cách đánh đó, là sử dụng đặc công luồn sâu, lót sẵn đánh diệt chỉ huy sở, diệt trận địa pháo của địch, rồi dùng lực lượng bộ binh tấn công ồ ạt, áp đảo quân địch, không cho chúng kịp phản ứng. Đó là yêu cầu của cách đánh đặc công trong trận này. Hai đồng chí chú ý. Chúc sư đoàn 2 giành thắng lợi”.
Triệu chứng tháo chạy của địch ở điểm cao 723 thật rõ ràng. Từ sở chỉ huy, sư đoàn tôi giữ liên lạc ngày đêm đôn đốc các đơn vị khẩn trương bám địch. Ngày 08/3. tiểu đoàn công binh và tiểu đoàn đặc công bí mật vượt sông Sêpon, lót sẵn ở phía đông bắc điểm cao 723.

Ngày 13/3, vòng vây của sư đoàn 2 quanh điểm cao 723 đã hình thành. Số phận trung đoàn 1 ngụy đã được quyết định.


Ngay từ ngày đầu cuộc càn quét, trung đoàn 1 ngụy, bị trung đoàn 141 do trung đoàn trưởng Đỗ Châu Sa và Chính ủy Nguyễn Hào chỉ huy đã tiêu diệt 400 tên ở khu vực phía nam đường 9. Khi “nhảy cóc” đến điểm cao 723, chúng lại bị 15 chiến sĩ của tiểu đoàn công binh, do trung đội trưởng Nguyễn Duy Đông, chỉ huy đánh phủ đầu diệt thêm 60 tên, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng. Đêm 06/3, tiểu đoàn 10 đặc công, lại tập kích diệt thêm 250 tên, phá hủy 5 đại bác và súng cối 106,7mm. Bị đánh liên tục, bị tiêu hao, căng thẳng, mệt mỏi lại ở thế bị cô lập, nên phần lớn quân địch còn lại đều hoang mang, dao động. Liên tục trong 3 ngày 13, 14, 15/3 các loại hỏa lực của sư đoàn 2, từ cối 82mm, đến DKZ 75 và pháo tự hành D74, cối 106,7mm liên tục bắn phá làm hỏng phần lớn công sự mới đào của chúng. Hỏa lực phòng không của sư đoàn khống chế và kiểm soát chặt chẽ khu vực điểm cao 723, không cho một máy bay lên thẳng nào của địch mon men đến gần, làm cho bọn địch ở điểm cao 723 ngày càng thêm dao động. Bọn chỉ huy trung đoàn 1 ngụy liên tục điện kêu cứu cấp trên của chúng, nhưng sự chi viện của máy bay lên thẳng vẫn bặt tin, chỉ có bọn máy bay phản lực gầm rú thả bom và máy bay B52 liên tục rải thảm vòng ngoài điểm cao 723. Nhận thấy thời cơ dứt điểm đã đến. Đêm 15/3, sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn, từ trung đoàn Ba Gia vượt rừng về sở chỉ huy sư đoàn.


1 giờ 30’ ngày 16/3, hội nghị Thường vụ Đảng ủy, sau khi soát xét diễn biến chiến đấu trong 3 ngày qua và kiểm tra lần cuối kế hoạch của các đơn vị “đón lõng”. Sư đoàn trưởng ra lệnh nới vây và giao cho trung đoàn 1, chậm nhất là đến đêm 17/3 phải tiêu diệt xong trung đoàn 1 ngụy, đồng thời ra lệnh cho đồng chí Lê Lung (sau này là Thiếu tướng) phó Chính ủy trung đoàn 1 đưa đơn vị đón sẵn, chờ địch.


Thấy vòng vây của quân ta có chỗ hở, trung đoàn 1 ngụy ở điểm cao 723 vội vàng tháo chạy. Mờ sáng ngày 16.3, đài quan sát pháo binh báo về sở chỉ huy:
“Địch ở điểm cao 723 đang chạy về hướng đông bắc”.

Từ sở chỉ huy, sư đoàn trưởng nhận định:
“Địch đã đi theo đúng ý định của ta. Pháo binh lập tức bắn chặn các ngả đường, buộc địch phải đi vào các khu vực đã định sẵn của đơn vị đón lõng”. Trong khi đó có 2 tiểu đoàn của trung đoàn 141 từ các sườn núi cao được lệnh đánh xuống, kẹp chặt toàn bộ quân địch vào giữa. Cùng lúc tiểu đoàn 40 của trung đoàn Ba Gia vận động đánh cắt ngang sườn đội hình của bọn tháo chạy.

Mệnh lệnh:
“Nắm thắt lưng địch mà đánh” được các chiến sĩ trung đoàn 1 và trung đoàn 141 vận dụng chuẩn xác. Từ 3 hướng, bộ đội ta xung phong mãnh liệt vào đội hình rối loạn của quân địch. Trung đội trưởng Lê Văn Phê, của tiểu đoàn 40 dẫn đầu 9 chiến sĩ dũng cảm, khôn khéo dùng lưỡi lê AK đánh gần diệt hơn 40 tên địch. Riêng Lê Văn Phê, diệt 26 tên. Trung đội phó Nguyễn Trọng Thảo và 6 chiến sĩ của tiểu đoàn 15 công binh chốt chặn ở một đoạn đường mìn, đánh bật 6 đợt liều mạng phá vây diệt tại chỗ hàng chục tên. Càng về trưa mặt trời càng gay gắt. Cao nguyên nam Lào khói bom, bụi đất khét nồng, bom pháo rung chuyển không ngừng. Từng tốp máy bay phản lực của Mĩ gầm rú điên cuồng, chui qua lưới lửa phòng không của ta cắt từng chùm bom napan xuống trận địa hừng hực, cây, đá, lá rừng tưởng như chảy trong sức nóng của lửa. Vòng vây của ta vẫn xiết chặt, 11 giờ ngày 16/3, tiểu đoàn 1 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Lực lượng cúa chúng còn đông, nhưng tinh thần đã tan rã. Trước tình hình đó, sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn đề xuất ý kiến: “Cán bộ sư đoàn tăng cường chỉ huy trực tiếp các đơn vị đẩy nhanh tốc độ tiến công, nhanh chóng tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy. Chuyển tiểu đoàn 60, tiểu đoàn 90 của trung đoàn 1 và tiểu đoàn 3, của trung đoàn 64, cùng bộ phận hỏa lực bôn tập và vây ép trung đoàn 2 ngụy ở điểm cao 660. Khi trung đoàn quân giải phóng dứt điểm trung đoàn 1 ngụy xong, sẽ chuyển sang vây lấn, tấn, diệt trung đoàn 2 ngụy tại điểm cao 660”. Các đơn vị lập tức chấp hành mệnh lệnh của sư đoàn. Chủ trương nhạy bén, sáng suốt và táo bạo đó đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi. Một số ý kiến nêu lên với sư đoàn: “Như vậy có mạo hiểm không, có phân tán lực lượng không? Tập trung tiêu diệt trung đoàn 1 ngụy xong, sẽ chuyển sang vây điểm cao 660 có gì là muộn? Đánh như vậy có thực hiện đúng phương châm: Đánh chắc, thắng nhanh, diệt gọn từng đơn vị địch… như nghị quyết của Đảng ủy sư đoàn đề ra không?”
Trước những diễn biến phức tạp của một trận đánh, người chỉ huy giỏi phải là người không chỉ nắm bắt đúng những gì đã và đang diễn ra, mà điều quan trọng là phải nắm bắt đúng cái gì sẽ diễn ra. Địch còn đông, nhưng đã tan rã về mặt tinh thần và rối loạn về chỉ huy. Bao vây diệt lực lượng địch không cần nhiều số lượng, mà điều quan trọng là cách tổ chức chỉ huy và cách đánh, ta tập trung quân đông là “lãng phí”, mà còn có thể bị thương vong, vì phi pháo của địch. Mặt khác, trong lúc địch tưởng ta đang tập trung ở điểm cao 723, nhưng ta lại bất ngờ vây ép 660. Đòn tiến công này còn làm rối loạn chỉ huy của địch, nó không chỉ tạo thuận lợi cho việc vây ép diệt địch ở điểm cao 660 mà còn có tác động mạnh đến sự tan rã ở điểm cao 723.

Từ sự phân tích đó, Thường vụ Đảng ủy sư đoàn nhất trí thông qua phương án vây ép 660, đồng thời với tiến công dứt điểm quan địch còn lại ở điểm cao 723.


12 giờ trưa 16/3, lực lượng còn lại của trung đoàn 1 ngụy co lại thành từng cụm và tung hỏa mù phân tuyến cho máy bay phản lực oanh tạc vào các cứ điểm chúng nghi có quân ta chiếm giữ. Suốt 2 giờ, máy bay phản lực gầm thét ném bom liên hồi, từng đợt B52 rải thảm ở vòng ngoài. Tiếng nổ của bom đạn dội vào vách núi vọng lại như sấm động. Từng dãy rừng già và cây cối ở sườn núi ngã nghiêng xơ xác. Phán đoán đúng âm mưu của địch, ngay từ khi chúng mới co lại, các chiến sĩ ta đã ép sát đội hình vào nách địch. Hàng trăm tấn bom đạn của chúng đã rơi vào những khoảng trống không người. 14 giờ ngày 16/3, may bay địch vừa ngưng đánh phá, các chiến sĩ ta từ phía công sự bất ngờ mãnh liệt xông lên. Từ phía tây, trung đoàn 141 đánh xuống, từ phía đông bắc, tiểu đoàn 40 trung đoàn 1 đánh vào, từ hướng đông nam, tiểu đoàn đặc công và tiểu đoàn 15 công binh đánh lên. Quân địch ở đây đã hoàn toàn tan rã. 16 giờ 30’ tên đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn 1 ngụy bị bắn chết. Các tiểu đoàn 2 và 3 ngụy cũng bị tiêu diệt gần hết. Tàn quân địch cụm lại. Mờ sáng ngày 17/3, quân ta mở đợt tấn công cuối cùng, 10 giờ ngày 17/3, lực lượng còn lại và sở chỉ huy trung đoàn 1 ngụy bị diệt. Để che dấu thất bại, Mĩ - ngụy vội vã cho 12 lần chiếc B52 đến ném bom hủy diệt. Trước đó, các đơn vị đã được lệnh nhanh chóng rời khỏi khu chiến 723. Vì vậy bom địch đánh vào chỗ chỉ có xác địch.


Qua 2 ngày tiến công, sư đoàn 2 Quân khu 5 đã diệt gọn trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 chủ lực ngụy, tiêu diệt 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, 3 đại đội tực thuộc, và sở chỉ huy trung đoàn 1 ngụy. Sư đoàn 2 còn bắn rơi 50 máy bay các loại, thu hàng trăm súng, trong đó có 9 đại bác, 19 súng cối hạng nặng, 3 xe ủi đất, 2 xe quân dụng. Với hơn 1.750 tên địch bị diệt và bắt sống. Bọn tù binh được dòng dây đi hàng dọc như một đàn kiến rừng “bò” về thị xã Sêpon.


Trưa 17/3, tại chỉ huy sơ cơ bản, tôi nhận được điện thoại từ Tổng hành dinh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi:
“Đồng chí Nguyễn Huy Chương trả lời cho Tổng hành dinh biết. Theo Cục 2 báo cáo, thì qua đài VOA (đài Hoa Kì) và đài phát thanh Sài Gòn rêu rao là chúng đã chiếm được thị xã Sêpon và tổ chức họp báo ở tại đó có không?”. Đang ở tại chỗ và là người ra lệnh cho các đơn vị dẫn tù binh về Sêpon nên tôi không chủ quan, liền trả lời Đại tướng Tổng Tư lệnh: “Thưa Đại tướng, đơn vị địch không có ở Sêpon”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi tiếp: “Nếu địch không có ở Sêpon, đồng chí Chương phải cam kết với tôi là địch không có ở Sêpon và đồng chí phải chịu trách nhiệm trước Bộ Tổng Tư lệnh về sự xác định này”. Tôi quả quyết trả lời Đại tướng: “Thưa Đại tướng, đơn vị chiến đấu của quân địch thì không có, mà chỉ có tù binh do bộ đội sư đoàn bắt sống hiện được dẫn bộ về Sêpon để tránh máy bay B52 của Mĩ hủy diệt”.

Tôi vừa nói đến đó, thì từ bên kia đầu dây vang lại tiếng cười sảng khoái của Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân. Tiếng cười làm tăng thêm nhuệ khí diệt địch của sư đoàn 2 chúng tôi, đang trên đường bôn tập sang bao vây tiêu diệt quân địch ở điểm cao 660.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét