LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

CHƯƠNG VIII - HẬU PHƯƠNG LƯU LUYẾN TIỀN TUYẾN CHỜ MONG

Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường " của Trung tướng Nguyễn Huy Chương


Trong thời gian ra dự hội nghị tổng kết chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào tổ chức tại Hà Nội, tôi mới thấy hết được sự tàn bạo của không quân Mĩ đánh phá suốt chiều dài từ Quảng Bình ra đến Hà Nội. Quốc lộ 1, con đường giao thông huyết mạch vào Nam ra Bác này, hố bom chồng hố bom chi chít, cầu cống đổ gục. Có những xóm làng hai bên đường nhà cửa, cây cối tan nát, cháy sém xác xơ. Những dấu vết tội ác của giặc Mĩ, làm cho những chiến sĩ ở chiến trường như chúng tôi chạnh lòng, không dấu nỗi niềm thương yêu, cảm phục hậu phương lớn, đang ngày đêm đối mặt với kẻ thù. Cuộc chiến đấu hôm nay vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc thân yêu, nhưng miền Bắc đang bị không quân Mĩ đánh phá, chúng tôi càng thấy nhiệm vụ của mình lớn lao và nặng nề, là phải trả thù cho đồng bào miền Bắc, dù phải hi sinh, gian khổ đến mấy đi nữa.

Ra đến cầu Hàm Rồng, chứng kiến cuộc chiến đấu giữa các đơn vị phòng không, lực lượng địa phương với máy bay Mĩ, cũng như được phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, càng hiện rõ trong tôi: Hàm Rồng anh hùng, Hàm Rồng tung lưới lửa vít cổ
“thầm sấm con ma” Mĩ. Hai tiếng Hàm Rồng là niềm tự hào của quân và dân Thanh Hóa cũng như cả nước, trong đó có Quảng Nam - Đà Nẵng quê tôi, là tỉnh kết nghĩa với Thanh Hóa. Cùng với bọn giặc lái Mĩ, hai tiếng Hàm Rồng là nỗi khiếp sợ, kinh hoàng, mỗi khi chúng vào không phận này. Tôi còn nhớ một bài báo lúc đó đã viết: Tên giặc lái Rôbe Đêtơri, đại úy, thuộc liên đội 18 không quân chiến thuật Hoa Kì, bị bắt ở Hàm Rồng ngày 01-8-1965, đã tự thú: “Phi công liên đội 18 rất lo sợ khi bị phân công đi đánh cùa Hàm Rồng. Súng phòng không của các ông ở đây nhiều đến nỗi máy bay của chúng tôi không dám bay vào vùng trời Hàm Rồng, và có bay vào thì cũng cắt bom vội vàng rồi tránh xa. Tôi rất sợ mỗi khi đi đánh Hàm Rồng. Đồi tôi chưa bao giờ phải trải qua những phút kinh hoàng như vậy. Pháo phòng không của các ông bắn dữ dội. Tôi bị bắn trúng khi chưa kịp cắt bom. Tôi thả bom bừa bãi để tháo chạy mong thoát ra biển nhưng không kịp”. Còn tên trung tá Pranhke, phi công trên hạm đội Mít-uây, bị bắt ngày 12-8 đã nói: “Phi công trên hạm, đứa nào cũng buồn lo khi nhận mệnh lệnh đi đánh Hàm Rồng. Tội nhận lệnh đi bảo vệ phi đội cường kích vĩ tuyến 20. Chỉ huy phổ biến là an toàn. Sự thật tôi đã bị bắn rơi. Sau trận này tôi tin chắc bạn bè tôi rất hoảng sợ. Rõ ràng là chúng tôi không nắm chắc được hỏa lực của các ông”.

Trải qua 8 năm, từ 1964 đến 1971, bộ đội pháo và các lực lượng dân quân Hàm Rồng đã bắn rơi 99 máy bay Mĩ. Chiến công của quân dân Hàm Rồng, làm nức lòng quân dân hai niềm Nam, Bắc, càng nung nấu thêm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng và nhân dân miền Nam. Trong cuộc ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã được ghé thăm tỉnh Thanh Hóa và đã viết vào sổ vàng:


“Giữa mắt Rồng này, chúng tôi thấy ấm lòng bởi mối tình Nam Bắc, tình đồng chí cùng chung một chiến hào đánh Mĩ. Thành tích của các đồng chí làm nên ở đây rất to lớn, rất anh hùng như dáng đứng của chiếc cầu sừng sững hiên nang nối đôi bờ sông Mã”.


Ra đến Ninh Bình, ngôi nhà thờ công giáo duy nhất còn lại với tháp chuông cao ngất cũng bị bom Mĩ phạt ngang, cây thánh giá gãy cụp, tốc mái, bờ tường lở lói nham nhở, đứng vô tri trên nền đất loang mổ hố bom…


Với tôi, từ lâu rồi khái niệm hậu phương lớn như một thành trì để cho tôi cũng như đồng đội gởi gắm niềm tin, niềm tự hào về một miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, nơi Bác Hồ vô vàn kính yêu đã yên nghĩ bên quảng trường Ba Đình lịch sử mãi mãi ghi đậm trong tôi. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngẩng cao đầu vít cổ B.52 “thần sắm”, “con ma” Mĩ xuống bùn đen, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy, làm nức lòng cả nước và bè bạn yêu chuộng hòa bình bốn biển năm châu. Tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc ở giữa lòng Hà Nội. Những ngày mà cả miền Bắc, cũng như Hà Nội lúc nào cũng khẩn trương quyết liệt, tiếp tục dồn sức người sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Hà Nội ấp ủ trong tôi, giục giã tôi trên con đường chiến đấu.


Tôi đang chuẩn bị hành trang để cùng sư đoàn hành quân vào chiến trường Tây Nguyên theo lệnh của Bộ Quốc phòng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đường 9 Nam Lào, thì bất ngờ một cơn sốt rét ác tính ập đến, cùng với căn bệnh quái ác: Chảy máu dạ dày, quật đổ tôi giữa tuổi 46. Các đồng chí quân y đã đưa tôi vào bệnh viện chữa trị.


Sau khi hội chẩn, hội đồng các bác sĩ kết luận: Do làm việc nhiều, liên tục, căng thẳng, người suy nhược bộc phát, cần phải điều trị.


Một ngày sau khi tôi vào bệnh viện, anh Lê Quang Đaoạ Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đến thăm, thấy bệnh tôi có phần gay go, về lại cơ quan, anh Lê Quang Đạo liền đề nghị với Bộ Quốc phòng điều anh Lê Đình Yên, là cán bộ của Khu 5 ra điều trị tại Hà Nội, nay đã lành bệnh vào làm chính ủy sư đoàn 2. Mấy ngày sau, anh Lê Quang Đạo trở vào bệnh viện thăm tôi, anh nói:
“Cậu vui vẻ ở lại điều trị. Bao nhiêu năm ở chiến trường rồi, cuộc đấu tranh này còn dài. Năm nay cậu đã 46 tuổi rồi, “Cổ lai chinh chiến… ai lường rủi ro”. Ở lại đi, khỏi bệnh vợ chồng gặp, có một đứa con, đó cũng là sự chuẩn bị lực lượng” cho cách mạng chiến đấu lâu dài”.

Nghe những lời anh Lê Quang Đạo nói vừa tình cảm, vừa trách nhiệm. Trong suốt 10 năm chiến đấu ở chiến trường, tôi không có một suy nghĩ nào lớn hơn là làm sao hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao. Riêng với tôi, tới năm 1972, đối với sư đoàn 2 là cần thiết, vì tôi là người trực tiếp nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu giao cho về sư đoàn 2 triển khai chiến dịch. Khi nghe anh Lê Quang Đạo thuyết phục, tình cảm trong tôi như được đánh thức, khơi gợi dạt dào. Thời gian này, vợ tôi công tác ở chiến trường, vì bệnh tật nặng, được trên cho ra miền Bắc điều trị và học tập, để sau đó trở về lại quê hương tiếp tục công tác như bao cán bộ, đồng chí khác. Cũng là dịp may, vợ chồng tôi có điều kiện được gặp nhau, được sống bên nhau những ngày ngắn ngủi, nhưng là những ngày thật hạnh phúc, được sự chăm sóc động viên của các thủ trưởng, của anh em đồng hương, đồng đội, bạn bè. Nhưng nhiệm vụ còn đang chờ ở phía trước, luôn thôi thúc giục giã trong tôi.

Thế là đầu tháng 4/1972, sau 3 tháng điều trị, căn bệnh ổn định, tôi liền xin trở lại chiến trường và được cấp trên nhất trí. Hôm lên đường, vì thời gian quá gấp, Bộ Quốc phòng bố trí 2 chiếc xe gát 69 (Liên Xô sản xuất) với 4 lái xe. Đoàn cán bộ đi chiến trường chuyến đó, có Sư đoàn phó Châu Sa cùng các bộ phận quân y, bảo vệ và thông tin. Hai chúng tôi chia nhau ngồi ở 2 xe. Trước giờ xuất phát, đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, gặp và dặn riêng tôi:
“Trên đường, đồng chí động viên lái xe tranh đi ngày, đi đêm. Đến ngày N1, nhớ là phải qua khỏi vùng trọng điểm Quảng Trị. Tình hình gấp lắm đó! Chúc các đồng chí khỏe và hoàn thành nhiệm vụ”. Tôi bắt tay đồng chí Tổng tham mưu trưởng, lòng tràn ngập tình đồng chí yêu thương.

Trường Sơn đã vào mua nắng lửa. Trên những cung đường, tuyến đường người, xe ra vào nườm nượp. Quang cảnh đó, được diễn tra trong một bài thơ, của một nhà thơ đi qua Trường Sơn đã viết:


Trời dồn nắng lửa Trường Sơn
Xe qua đèo, bóng chập chờn dưới khe
Quân đi cười với quân về
Tiếng đầu tiên là tiếng: Quê nơi nào?
Xe qua để lại dắng sau
Bụi hồng, tiếng đáp…
Vọng vào rừng xanh


Sau 14 ngày đêm đi liên tục, ngày 23-4-1972, tôi và sư đoàn phó Châu Sa có mặt tại sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn đóng tại bắc tỉnh Kon Tum. Biết tin tôi đã trở lại chiến trường, sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn điện thoại cho tôi:
Anh cứ ở lại sở chỉ huy cơ bản. Tại đây có anh Lê Đình Yên rồi. “Hôn bắm mình tống cân” (Hâm bốn mình tấn công) (Nói lái theo kiểu Quảng Nam). Theo lệnh của Quân khu, đề nghị anh Chường, cùng đoàn cán bộ của sư đoàn nghiên cứu tình hình quân địch ở chiến trường Quảng Ngãi, vì Quảng Ngãi vốn là chiến trường quen biết của anh.

Tôi hỏi lại sư trưởng Nguyễn Chơn:
“Hôn bắm”, mình làm ăn có tốt không?

Chắc ăn mười mươi. Anh yên tâm.
Sư trưởng Nguyễn Chơn trả lời tôi chắc nịch như vậy.

Trận tấn công cụm cứ điểm Đăktô - Tân Cảnh mở màn lúc 3 giờ sáng ngày 24/4/1972, đúng như lời sư trưởng Nguyễn Chơn đã thông báo với tôi đêm 23/4. Trận tân công được giải quyết sau 8 tiếng đồng hồ, toàn bộ trung đoàn 42 và sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn 22 ngụy cùng với bộ tham mưu của chúng bị quân ta tiêu diệt, tên đại tá sư trưởng ngụy Lê Đình Đạt chết tại trận, tên đại tá Vi Văn Bình, sư đoàn phó sư đoàn 22 ngụy cùng hàng trăm tên sĩ quan khác khiếp đảm trước sức tấn công của quân ta, chúng hốt hoảng tìm đường tháo chạy, nhưng không thoát được, đã bị quan ta bắt sống. tại trại giam tù binh, sau này, tôi hỏi hắn:
“Anh đi lính được bao nhiêu năm rồi?”. Tên Vi Văn Bình trả lời: “Dạ tôi đi lính Pháp, sau hiệp định Giơnevơ, tôi vào Nam được chuyển sang quân đội cộng hòa. Do có trình đội và học vấn và là loại, được xem là mẫn cán tôi được cất nhắc. Từ khi tôi đi lính đến nay chưa hề thua trận nào!”. Nghe tên giặc này còn ngang ngạnh lắm, tôi hỏi tiếp: “Thế thua trận này anh thấy thế nào?” “Dạ đây là trận thua đáng đời của tôi. Tôi tưởng vũ khí Mĩ và sự “mẫn cán”của quân đội Sài Gòn sẽ kèm chân được các ngài, nhưng thật ra không có loại vũ khí nào thắng được lòng quyết tâm và sự dũng cảm của quân giải phóng”. Nói dứt câu này, tên giặc Vi Văn Bình trở nên khúm núm, lưng khom, tay chắp phía trước vẻ sợ sệt. Nhìn vào trang cuối bản cung thấy hắn viết 2 câu: “Giấc Nam Kha đã phũ phàng. Cuộc đời binh nghiệp xin hàng từ đây”. Tôi cười hỏi tiếp hắn: “Nếu cách mạng khoan hồng, anh có tiếp tục làm lính đánh thuê nữa không?”. Hắn trả lời gọn bân: “Một lần tôi tởn đến già, còn khí thế đâu nữa mà chiến đấu thưa ngài”.
Thế nhưng sau đó, thực hiện chính sách khoan hồng, độ lượng, tên Vi Văn Bình được ta trao trả tù binh cho phía quân ngụy. Trở về không nhớ đời, không chịu hối cải, hắn vẫn tiếp tục cầm súng đánh thuê, càng giết hại nhân dân ta dã man hơn khi chúng xua quân đi càn quét. Năm 1975, trong tổng tấn công, tên giặc già này bị ta bắt trở lại, hắn lại giở giọng liều: “Dạ thưa quý ngài, tôi là một tên lính đánh thuê, tôi buông súng có nghĩa là gia đình tôi phải chịu đói, lấy tiền đâu nuôi vợ con. Bây giờ cách mạng bắt được, các ngài muốn xử thế nào cũng được!”. Thật là giọng điệu của bọn liều mạng.

Sau trận thắng cụm cứ điểm Đăktô - Tân Cảnh, sư đoàn 2 tiếp tục mở mặt trận tấn công thị xã Kon Tum. Suốt 11 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã tiến công và làm chủ 2/3 biệt khu 24. Quân địch dùng pháo đài bay B52 oanh tạc sát nách thị xã một cách tàn khốc. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên nhận định, chưa có điều kiện giải phóng Kon Tum và ra lệnh cho sư đoàn 2 dứt chiến để chuyển quân về chiến trường Quảng Ngãi.


Về phần tôi, nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu, trên đường cùng đoàn cán bộ về nghiên cứu ở chiến trường Quảng Ngãi, vừa đi được 3 ngày, đến trạm giao liên ngã 3 rẽ về Quân khu Bộ, thì nhận được điện của Tư lệnh Chu Huy Mân, nội dung bức điện như sau:


“Đồng chí Chương về thẳng Quân khu để nhận nhiệm vụ mới. Đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường vẫn tiếp tục về Quảng Ngãi làm nhiệm vụ theo kế hoạch sư đoàn 2 đã giao”
Chia tay đoàn cán bộ của sư đoàn, tôi về thẳng Quân khu Bộ. Về đến nơi, tôi gặp đồng chí Chu Huy Mân, tư lệnh Quân khu, đồng chí nói: “Cậu nghỉ ngơi đi, rồi chiều sang bên anh Võ Chí Công. Tối nay Quân khu họp giao nhiệm vụ cụ thể cho đồng chí”. Từ chỗ anh Chu Huy Mân ở, tôi đi hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới chỗ anh Võ Chí Công (Bí thư Khu ủy V). Anh Võ Chí Công tiếp tôi trong tình cảm đồng chí thân mậ như hồi gặp ở miền Bắc. Đồng chí nói: “Sư đoàn 2 đã có anh Lê Đình Yên làm chính ủy, nên Bộ tư lệnh Quân khu quyết định đồng chí về làm chính ủy sư đoàn 711, tham gia giải phóng quê hương của đồng chí. Đồng chí thấy thế nào?”. Tôi trả lời đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy: “Thưa anh! Nhiệm vụ của Đảng giao thì tôi không từ chối, tuy có khó khăn là về đơn vị mới…”. Đồng chí Võ Chí Công, nhìn tôi cười vui vẻ: “Thôi ta nhất trí, đồng chí về 711 nhé! Nhiệm vụ cụ thể thì anh Mân sẽ trực tiếp với đồng chí trong chiến dịch này! Chúc đồng chí mạnh khỏe. còn việc mới hay cũ, chỉ là sự khẳng định khả năng của một chính ủy như đồng chí mà thôi”. Thế là tôi về làm chính ủy sư đoàn 711 từ tháng 5/1972.

Sư đoàn 711 ra đời vào tháng 11/1971, đội hình sư đoàn gồm các đơn vị: trung đoàn 31 của sư đoàn 2 trước đây, Trung đoàn 38 của sư đoàn 324 vào chiến đấu ở mặt trận Quảng Đà. Trung đoàn 9 ở Vĩnh Linh đất lửa mới vào và các đơn vị trực thuộc như đặc công, cao xạ, pháo binh, công binh và 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần do Quân khu trực tiếp tổ chức biên chế đầy đủ. Khi mới thành lập sử dụng 711, do đồng chí Hoàng Anh Tuấn, tham mưu trưởng Quân khu làm sư trưởng, anh Lê Hoàng chính ủy, anh Mai Thuận, phó chính ủy, anh Trần Tiến Quảng, sư phó anh Trần Trọng Sơn, sư phó, anh Hoàng Bình, tham mưu trưởng sư đoàn. Sư đoàn ra đời đã lập nên chiến công ở Núi Liệt Kiểm, núi Chia Gan, đánh địch phản kích giữ vững vùng giải phóng và bao vây tiêu diệt chi khu quận lị Hiệp Đức… Khi tôi về làm chính ủy, đồng chí Hoàng Anh Tuấn, bàn giao chức vụ sư trưởng cho đồng chí Trần Tiến Quảng, anh Lê Hoàng (tức là trung) bàn giao nhiệm vụ cho tôi đi nhận công tác mới.


Sư đoàn 711, ổn định tổ chức và nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân khu triển khai đội hình, thực hiện ý định chiến dịch Hè Thu, là đập tan tuyến phòng thủ cơ bản của địch ở Quế Sơn, trong kế hoạch đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ, mở rộng vùng làm chủ một số xã thôn trên địa bàn huyện Quế Sơn, góp phần cùng chiến trường Quảng Nam đẩy địch lún sâu hơn nữa vào thế phòng ngự bị động.


Tôi không thể nào quên được sự sôi động của chiến trường Quế Sơn trong thời gian sư đoàn 711 chuẩn bị thực hiện bước 1 của chiến dịch, các trung đoàn bộ binh 31, 38 và trung đoàn 9 đã được kiện toàn, bộ đội đang sung sức.


Lần đầu tiên cụm hỏa lực hỗn hợp gồm pháo 130mm, hỏa tiễn mặt đất B72, pháo phòng không 37mm, xe tăng, thiết giáp xuất hiện trên chiến trường Quảng Nam cùng tấn công quân địch. Khi giao nhiệm vụ về Quế Sơn, anh Chu Huy Nân nói:
“Chiến dịch Hè Thu của Quân khu lần này lấy khu vực Quế Sơn làm trọng điểm, phải tiêu diệt cho kì được bọn địch ở căn cứ Cấm Dơi và quận lị Quế Sơn, giải phóng toàn bộ thung lũng này. Quân khu thấy đây là một nhiệm vụ lớn, cho nên thành công tiền phương của Quân khu trực tiếp chỉ huy sư đoàn. Tôi sẽ đến sư đoàn và ở gần các đồng chí để giúp sư đoàn thực hiện nhiệm vụ”.

Theo kế hoạch lược đồ tác chiến của sư đoàn 711, chia thành 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Tiêu diệt các cứ điểm trên cao ở vòng ngoài.


Giai đoạn 2: Diệt cạn lực lượng cơ động phục kích của địch.


Giai đoạn 3: Tiêu diệt căn cứ Cấm Dơi, Quế Sơn - Diệt và làm tan rã toàn bộ bọn phụ quân của chúng trên khu chiến.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét