LÍNH SƯ 2 CÓ LỆNH LÀ ĐI, ĐÃ ĐI LÀ ĐÉN, ĐÃ ĐÁNH LÀ THẮNG

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

TỰ HÀO LÀ LÍNH CỦA TƯỚNG NGUYỄN CHƠN


Là lính Quân khu 5 nhưng tôi chưa được gặp người chỉ huy đã một thời vang bóng ở chiến trường khu 5. Trong nhiều thước phim về chiến tranh Việt Nam đều thấy xuất hiện gương mặt Nguyễn Chơn.
Cuối năm 1983 khi chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô 1983 -1984 tôi mới “thấy” Cụ, khi chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường từ Phnom Tabeng đến Cầu Cháy.
Tôi được nghe những câu chuyện kể về Cụ lần đầu tiên khi còn ở Biên giới Tây nam.
Trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công tháng 12/1978, đơn vị tôi cùng với trung đoàn 31 sư đoàn 309 phối hợp đánh bứt các căn cứ của Pốt ở phía Nam đường 19, chuẩn bị hành lang an toàn cho chiến dịch và các trận địa pháo của E572. (Trung đoàn trưởng 31 lúc này là Nguyễn Văn Hồng). Trong căn hầm ngập đầy nước ở Bãi Sắn khu Xa – Xb, tôi được nghe anh Tự lúc đó là Tiểu đoàn trưởng D9 E31 kể về Cụ. Anh Tự trong KCCM là lính của E31 F711 đã từng sát cánh cùng Cụ Chơn trong những trận đánh ở mặt trận Quảng Đà, khi đánh phối thuộc cùng F2 cũng như sau này Cụ về làm sư trưởng 711.
Không biết những chuyện anh kể lại chính xác thế nào, nhưng ít nhiều cũng nói lên nhân cách, bản lĩnh của một người chỉ huy đối với cấp dưới thuộc quyền.

Trận đánh anh Tự kể là trận đánh Quế Sơn.
Công tác chuẩn bị cho trận đánh đã hoàn chỉnh và các đơn vị đã xuất phát. Trong khi đang hành quân thì có điện của Bộ tổng tham  mưu là không nên đánh Quế Sơn vì không chắc thắng. Tướng Chu Huy Mân khi đó là tiền phương Quân khu đắn đo suy nghĩ và bàn với Cụ Chơn. Nguyễn Chơn đã trình bày với tiền phương Quân khu những ý kiến của mình và hạ quyết tâm sẽ đánh dứt điểm Quế Sơn. Rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và không còn cách nào khác, các Cụ nhà mình giấu kín điện của trên và vẫn cho đánh Quế Sơn. Trận này ta thắng lợi giòn giã.
Khi Tướng Mân ra Hà Nội họp thì Cục trưởng Cục tác chiến BTTM đến xin lỗi về chuyện này. Nguyễn Chơn là người chỉ huy dám đưa ra những quyết định tại chiến trường và hiển nhiên dám chịu mọi trách nhiệm.

Trận Nông Sơn năm 1974.
Trận này F2 có nhiệm vụ đánh tiêu diệt một tiểu đoàn địch (anh Tự là C phó và bị thương ở trận này). Gần đến giờ nổ súng thì địch có sự thay đổi quân. Như vậy lúc này căn cứ của địch có 2 tiểu đoàn. Cấp trên không chấp thuận cho nổ súng vì tình hình có thay đổi. Cụ lại phải thuyết phục cấp trên và đưa ra những cơ sở để quyết định nổ súng và hạ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nói chuyện với anh em đi trinh sát căn cứ địch Cụ bảo “Đến giờ nổ súng, nếu địch chưa thay quân kịp thì cũng đánh luôn, mai kia khỏi phải đi tìm nó mà đánh”.
Cụ kéo 2 khẩu pháo 75 hay 85 gì đó đặt cách căn cứ địch non cây số và khi nổ súng ta bắn thẳng. Trong đời lính của mình anh Tự chứng kiến cảnh pháo bắn thẳng và uy lực của nó.

Trong một tập thể, bản lĩnh và nhân cách của người chỉ huy có những ảnh hưởng rất lớn. Trong KCCM Khu 5 chỉ có 2 sư đoàn chủ lực là F2 và F3 Sao Vàng. Bản lĩnh trận mạc đã tạo cho F2 và sư đoàn Sao Vàng là cái nôi cung cấp những cán bộ có dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Trong nhiều trận đánh ở Biên giới Tây Nam cũng như sau này ở MT579, nhiều chỉ huy xuất thân từ hai đơn vị này đã vận dụng cách đánh truyền thống của mình thời chống Mỹ. Nhiều đơn vị từ F2 tách ra đã đóng vai trò trụ cột trong những đơn vị mới thành lập trong chiến tranh BGTN mà điển hình là E31 F309.

Những năm làm Nghĩa vụ Quốc tế ở chiến trường K. Sư đoàn 2 luôn có mặt ở những thời điểm và những trận đánh quyết định của MT579. Dấu chân của những người lính trung đoàn Ba Gia, F2 lặn lội khắp các vùng.
Tôi không phải là người lính F2 trong những năm tháng đó, nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng: Nhiều thời điểm MT579 không phải thiếu quân số cấp trung đoàn, nhưng điều chiến trường cần là sự từng trải đã được trui rèn đến mức thiện chiến.



Nguồn : Ở ĐÂY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét